Hàng trăm phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư chết người do nâng ngực
Những phụ nữ tiến hành phẫu thuật nâng ngực có nguy cơ mắc u lympho không Hodgkin hay còn gọi là ung thư hạch không Hodgkin, một dạng ung thư có liên quan đến ung thư vú (BIA-ALCL) nhưng không phải mà là ung thư xuất hiện gần vị trí túi độn. Đây là ung thư phát triển trong hệ bạch huyết, khối u phát triển từ tế bào lympho (tế bào máu trắng).
Tế bào này có thể được tìm thấy ở hạch bạch huyết, lá lách và các cơ quan khác của hệ miễn dịch.
Dạng ung thư này cũng chỉ được phát hiện ở phụ nữ thực hiện một số loại cấy ghép túi ngực có bề mặt thô ráp, loại được được sử dụng trong 99% các ca nâng ngực ở Anh. Bệnh sẽ phát triển trung bình sau 7 năm từ lần phẫu thuật nâng ngực lần đầu tiên.
Tuy nhiên, bệnh nhân có thể có nguy cơ mắc bệnh ở bất cứ giai đoạn nào từ 2 đến 28 năm sau khi phẫu thuật. Mặc dù nó có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm nhưng nếu nó không được phát hiện và không được điều trị, căn bệnh này có thể lây lan khắp cơ thể.
Tiến sĩ Mark Clemens, thuộc Trung tâm Ung thư MD Anderson, Đại học Texas, Mỹ cho biết:
“Nguy cơ dẫn đến tử vong rất hiếm, nhưng chúng vẫn có khả năng xảy ra. Hãy nghĩ về BIA-ALCL giống như que diêm. Một que diêm nhỏ bé nhưng cũng có thể đốt cháy một ngôi nhà.”
Những phát hiện mới nhất này đã được tiết lộ tại Hội nghị Thẩm mỹ năm 2018 tại New York, hội nghị thường niên được tổ chức bởi Hiệp hội Mỹ về phẫu thuật thẩm mỹ. Các cáo cũng cho biết, có 529 trường hợp mắc BIA-ALCL trên toàn thế giới và có 16 trường hợp đã tử vong, nguyên nhân là do phẫu thuật nâng ngực.
Tại Anh, Cơ quan Quản lý Thuốc và Y tế đang theo dõi các trường hợp và đã cho biết có 33 phụ nữ mắc BIA-ALCL, một người đã tử vong. Tuy nhiên, những con số này có thể chỉ là phần nổi của của tảng băng trôi, số lượng thực tế còn nhiều hơn thế.
Phụ nữ bị BIA-ALCL đầu tiên sẽ bị sưng, đau và mất cân đối ở ngực do sự tích tụ chất dịch ung thư. Điều này chủ yếu xảy ra từ 8 đến 10 năm sau phẫu thuật lần đầu.
Tuy nhiên, các triệu chứng này cũng có thể bị nhầm lẫn với một biến chứng phổ biến hơn được gọi là seroma muộn, biến chứng có thể được điều trị đơn giản bằng cách loại bỏ nó và sử dụng kháng sinh. Các nghiên cứu mới nhất cho thấy cứ 1 trong 10 người tham gia nghiên cứu thực sự mắc BIA-ALCL.
Có hàng chục loại cấy ghép túi độn khác nhau, nhưng với những trường hợp túi ngực có bề mặt thô ráp, sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hơn. Đây cũng là chìa khóa kích hoạt phản ứng của hệ miễn dịch gây ung thư.
Bác sĩ phẫu thuật ở thành phố Kansas, Eric Swanson, nói: “Đối với tôi, rõ ràng là cấy ghép túi ngực là không an toàn.”
Một số loại túi độn được cấy ghép gây nguy hiểm hơn so với những loại khác.
Với cấy ghép túi độn với bề mặt ‘nhám’ – (vỏ cứng hơn) dành cho những người có cơ ngực chắc như người tập yoga, vận động viên – có khoảng 1 trong số 3.000 trường hợp phát bệnh. Phụ nữ được cấy ghép túi độn có bề mặt trơn (vỏ mềm mại) – dành cho những người có cơ ngực bình thường – có nguy cơ thấp hoặc không có rủi ro.
Bệnh được phát hiện sớm có thể được giải quyết bằng phẫu thuật, nhưng bệnh nhân cũng có thể cần hóa trị và xạ trị.
Theo VietQ
© 2024 | Thời báo ĐỨC