Chỉ vì cái tính lười biếng nên hẳn không ít bạn thường quẳng bát đũa vào bồn rửa rồi tặc lưỡi - để mai làm 1 thể. Rồi thì rửa tay xong bạn làm khô bằng cách dùng máy sấy khô tay trong phòng vệ sinh nữa chứ... Nhưng ít ai ngờ rằng thói quen này cực kỳ nguy hại không?
Vì sao nguy hại ư? Vậy thì hãy đọc bài viết dưới để biết ngay nhé!
1. Ngâm bát đĩa bẩn ở trong bồn rửa
Chậu rửa bát là môi trường hoàn hảo của vi khuẩn. Ở đó bạn có thể tìm thấy hàng tá vi khuẩn gây bệnh như khuẩn Salmonella, nguyên nhân hàng đầu của các vụ ngộ độc thực phẩm và khuẩn Campylobacter, gây đau bụng, tiêu chảy...
Hơn thế, bồn rửa bát còn tiếp xúc đủ loại thực phẩm sống, chín nên nguy cơ nhiễm khuẩn vào những chiếc bát đĩa là rất lớn. Chính vì thế, khi sử dụng xong bát, bạn cần rửa bát ngay và thường xuyên đánh rửa bồn rửa bát để hạn chế vi khuẩn.
2. Rửa tay bằng nước nóng
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, việc rửa tay bằng nước nóng không giúp tiêu diệt vi trùng có trên tay mà thời gian rửa tay mới là yếu tố quyết định.
Nếu bạn chỉ rửa tay trong 5s - điều đó chẳng có tác dụng gì cả, bạn cần rửa tay khoảng 30s, kì cọ các kẽ tay, móng tay... để có thể loại bỏ tối đa lượng vi khuẩn này. Không những không có tác dụng loại bỏ vi trùng, mà rửa tay bằng nước nóng còn làm da tay bạn bị khô nữa cơ.
3. Không tẩy bỏ lớp trang điểm khi tập thể dục
Đôi khi do quá ít thời gian nên bạn xong việc ở văn phòng liền lao ngay tới phòng tập mà quên không loại bỏ lớp trang điểm.
Tuy nhiên điều này cực có hại cho da khi trong quá trình tập luyện, da của ta cần thở, và tiết mồ hôi, dầu nhiều hơn. Lúc này, lớp trang điểm sẽ phần nào làm tắc nghẽn lỗ chân lông, từ đó gây ra vấn đề về da. Vì vậy, bạn nên tẩy trang trước khi tập.
4. Sử dụng máy sấy tay để làm khô tay trong nhà vệ sinh
Không ít người trong chúng ta có thói quen dùng máy sấy tay sau khi rửa tay. Nhưng theo chuyên gia đến từ Đại học Westminster London, điều này làm vi khuẩn càng thêm phát tán với tốc độ kinh hoàng hơn.
Giới chuyên gia giải thích, máy sấy tay thông thường có tốc độ gió lên đến 134 m/s, đủ sức thổi virus cảm cúm, herpes, vi khuẩn, nấm... xa tới phạm vi 3m và phân tán chúng dễ dàng hơn 190 lần so với sử dụng khăn giấy.
Trong nghiên cứu, những vi khuẩn này bám vào các mô hình người, tập trung nhiều ở phần mặt trẻ em, bụng, ngực của người lớn... và chúng làm tăng sự lây lan tác nhân gây bệnh lên đến 1.300 lần so với việc sử dụng khăn giấy. Do đó, chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng khăn giấy để làm khô tay.
5. Sử dụng túi đựng thực phẩm nhiều hơn 1 lần
Việc bạn sử dụng túi vải tái chế được ủng hộ nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên thói quen này cũng khiến vi khuẩn nhân rộng lên tới 99,99%. Giả sử bạn đựng thịt sống trong túi, vi khuẩn sẽ bám lên túi và dễ bám vào các sản phẩm khác.
Giải pháp tối ưu nhất là sau mỗi lần dùng túi vải xong - bạn cần phải giặt sạch chúng.
6. Thái thịt và rau ăn sống trên cùng 1 chiếc thớt
Tiến sĩ Charles Gerba, một nhà vi sinh học chia sẻ rằng, việc bạn dùng thớt chung để thái rau, thịt sống cực nguy hiểm.
Bởi thịt sống dễ bị nhiễm khuẩn salmonella và campylobacter - hai tác nhân gây ngộ độc thực phẩm. Vậy mà sau khi thái thịt, bạn lại dùng để cắt rau, salad - khuẩn này sẽ dễ nhiễm vào rau, gây bệnh. Giải pháp là bạn nên sử dụng 2 thớt khác nhau - 1 cho đồ sống và 1 cho đồ chín, rau...
7. Quần áo, khăn quàng... vứt chung 1 sọt quần áo
Các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên giặt riêng khăn quàng, mũ, găng tay bởi chúng tiếp xúc với phần miệng, mũi bạn khá thường xuyên.
Việc bỏ chung sọt quần áo hay giặt cùng quần áo khác như đồ lót, quần áo đi đường bụi bẩn... dễ lây nhiễm chéo vi khuẩn - khiến hệ miễn dịch bị suy yếu nhiều.
8. Rã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng
Bạn cần nhớ rằng, khi thực phẩm đông (đặc biệt là thịt) tiếp xúc với nhiệt độ bình thường, chúng sẽ rất dễ bị ôi thiu, vi khuẩn sinh sôi gấp nhiều lần so với trước khi rã đông.
Nếu thức ăn không được nấu chín đúng cách sau đó, sẽ gây ra tiêu chảy, ngộ độc. Tốt nhất là hãy rã đông ở ngăn mát của tủ lạnh nhé!
9. Để điện thoại trong túi xách
Bạn cho rằng bỏ điện thoại vào túi xách, ba lô sẽ giúp chúng không bị nhiễm khuẩn. Nhưng điều này lại không hề đúng đâu. Phái đẹp thường nhét đủ thứ linh tinh vào túi của mình và không ai đảm bảo những vi trùng, vi khuẩn đang sinh sống trong đó.
Vì thế, nếu muốn để điện thoại trong túi, ví, hãy đặt nó trong một bao - đây là cách nó ít bị ô nhiễm vi trùng hơn cả. Điện thoại trung bình 10 lần bẩn hơn so với ghế nhà vệ sinh, sẽ tốt hơn nếu bạn lau điện thoại bằng khăn ướt mỗi ngày.
Nguồn: Cafebiz.vn
© 2024 | Thời báo ĐỨC