Thận có nguy cơ suy giảm chức năng, bị tổn thương bởi những thói quen tưởng chừng bình thường nhưng hầu như ai cũng mắc phải và lặp đi lặp lại nhiều lần.
Thận thực hiện rất nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể: loại bỏ các chất độc hại và nước dư thừa trong máu, kiểm soát huyết áp, tạo hồng cầu và sản sinh một số hormone để duy trì sự sống.
Thói quen khiến thận của bạn ngày càng suy yếu
Sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài
Uống thuốc giảm đau tùy tiện không có sự chỉ dẫn hay kê đơn của bác sỹ, đặc biệt trong thời gian dài hay liều cao làm giảm lưu lượng máu đến thận, gây hại tới mô thận và cấu trúc thận.
Theo thống kê, có từ 1 - 3% trường hợp suy thận mạn tính mỗi năm do lạm dụng thuốc giảm đau.
Tiêu thụ thực phẩm giàu natri
Tiêu thụ quá nhiều natri có thể làm tăng mức huyết áp. Huyết áp cao làm tổn thương thận theo thời gian và là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận.
Một người lớn khỏe mạnh chỉ nên tiêu thụ 2.300 mg natri mỗi ngày (khoảng một muỗng cà phê muối). Con số này giảm xuống còn 1.500 mg/ngày đối với người bị huyết áp cao hoặc bệnh thận.
Muốn giảm lượng natri trong khẩu phần ăn, cách đơn giản nhất là hạn chế sử dụng muối hoặc tuân theo chế độ ăn DASH. DASH (tiếp cận thức ăn để ngừng tăng huyết áp) là một chế độ ăn rất giàu kali, magiê, canxi, chất xơ, nhiều trái cây, rau xanh, , ít chất béo hoặc không có chất béo, sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt ít tinh chế so với chế độ ăn thông thường.
Nhịn tiểu
Đây là thói quen xấu mà hầu như ai cũng mắc phải do quá mải mê công việc hay chỉ đơn giản là lười đi vệ sinh. Nhịn tiểu quá lâu, bàng quang trở thành "mảnh đất" lý tưởng để vi khuẩn phát triển. Từ đó gây ra những vấn đề tiêu cực với thận nói riêng và sức khỏe nói chung. Thậm chí làm tăng khả năng tích sỏi thận ở nam giới.
Bí quyết phòng tránh suy thận
Nước uống đủ nhưng đừng lạm dụng
Thiếu nước, thận sẽ không vận hành trơn tru nhưng uống nhiều quá cũng gây mệt cho thận. 2 lít nước mỗi ngày là con số trung bình mà các nhà khoa học đưa ra. Tuy nhiên uống bao nhiêu nước một ngày tùy thuộc vào cân nặng, tình trạng sức khỏe, môi trường làm việc, cường độ vận động, khí hậu, … của mỗi người.
Có một cách rất đơn giản để nhận biết cơ thể có đủ nước không là qua màu nước tiểu. Nước tiểu trong, gần như không có màu có thể bạn đã uống quá nhiều nước. Ngược lại, nước tiểu màu vàng sậm hoặc có mùi nặng thì bạn uống chưa đủ nước.
Ăn uống lành mạnh
Theo thống kê, đa phần các vấn đề của thận đều có nguyên nhân phát sinh từ các bệnh lý như huyết áp hay tiểu đường. Vì thế một chế độ ăn lành mạnh, kiểm soát tốt cân nặng, ngăn ngừa tiểu đường, giảm huyết áp sẽ giúp bảo vệ tốt chức năng thận.
Luyện tập thể dục đều đặn
Hoạt động thể chất thường xuyên giúp ngăn ngừa béo phì, tăng huyết áp và tiểu đường. Đây chính là những nguyên nhân tiềm tàng gây phát sinh các bệnh lý liên quan đến thận.
Bỏ hút thuốc lá
Hút thuốc làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và ung thư thận. Khi hút thuốc, bên trong thận, các mạch máu sẽ dần hư hỏng, dòng chảy của máu giảm. Từ đó, thận không được cung cấp đủ lượng máu để hoạt động đúng và đủ chức năng.
Bỏ thói quen lạm dụng và tự ý dùng thuốc
Như đã phân tích ở trên, tự ý dùng và lạm dụng thuốc đặc biệt là thuốc giảm đau, thuốc chống viêm nhất là trong thời gian dài khiến cho thận rất dễ suy yếu gây ra những tổn thương nghiêm trọng.
Tăng cường bổ sung dinh dưỡng từ thực vật
Các chất dinh dưỡng từ thực vật tốt cho người suy thận được tìm thấy trong nhiều loại rau củ quả như: dưa hấu, mâm xôi, đào, dâu tây, cần tây, rau mùi tây, cà rốt và củ cải đường, …
Thảo dược bảo vệ thận, ngăn ngừa suy thận
Thảo dược ngày càng khẳng định hiệu quả trong việc mang lại sức khỏe cho người bệnh nói chung mà người suy thận, chạy thận nói riêng nhưng lại không gây khó chịu và để lại tác dụng phụ cho các cơ quan trong cơ thể.
Đặc biệt, các thảo dược như cây dành dành, hoàng kỳ, đan sâm, linh chi đỏ, trầm hương, bạch phục linh, râu mèo, mã đề hiệp đồng tác dụng cùng Coenzym Q10, L-carnitin giúp bảo vệ và tăng cường chức năng thận.
© 2024 | Thời báo ĐỨC