Thiếu sắt gây mệt mỏi và giảm khả năng làm việc thể chất ở người lớn, cũng như có thể ảnh hưởng đến trí nhớ hoặc các chức năng tâm thần khác ở tuổi thiếu niên.
Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu máu:
Lưỡi sưng đỏ
Bạn có cảm giác đau rát ở đầu lưỡi khi ăn hay nói, đó là dấu hiệu cơ thể đang thiếu máu.
Tay chân lạnh
Nếu cảm thấy tay chân lạnh hơn bình thường dù trời rất nóng, bạn nên đi kiểm tra, có thể đang thiếu máu.
Thèm đá viên và các món ăn vặt lạ khác
Một trong những triệu chứng hiếm gặp của bệnh thiếu máu là bạn có xu hướng thèm các món ăn như đá viên, baking soda, đất sét, thậm chí bút chì hay sơn khô.
Đau ngực
Khó thở hay đau ngực thường xuyên là dấu hiệu của bệnh thiếu sắt. Nguyên nhân là do hàm lượng hemoglobin ít hơn bình thường nên oxy vận chuyển đến các tế bào bị hạn chế.
Mệt mỏi
Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đặc biệt thời điểm sau nửa đêm, bạn không nên chủ quan mà phải đi khám bác sĩ. Bởi lúc này, cơ thể đang có dấu hiệu thiếu máu.
Tái xanh
Chỉ cần nhìn vào bọng dưới của mắt – nơi tập trung các mạch, bạn có thể “chẩn đoán” cơ thể có bị thiếu máu hay không? Nếu bọng mắt nhạt, đó là một dấu hiệu tố cơ thể đang thiếu máu.
Ngoài ra, lòng bàn tay và dưới móng chân, tay… nếu thấy nhợt nhạt, bạn cũng nên nghĩ ngay đến khả năng cơ thể thiếu máu.
Khó thở
Đi bộ nhẹ nhàng, leo cầu thang, hay bê một vật gì đó không quả nặng nhưng bạn đã thở dốc, mệt lử, đầu óc quay cuồng… Đây là dấu hiệu của những người thiếu máu.
Ngoài ra, người thiếu máu thường xuyên cảm thấy tim đập nhanh, hồi hộp, lo lắng…
Cảm giác tê
Nếu có một cảm giác tê, ngứa ran ở bàn tay và bàn chân hoặc cảm thấy lạnh, chứng tỏ máu không đủ để đi nuôi các bộ phận trong cơ thể.
Nhức đầu
Đau đầu, đau nửa đầu, căng thẳng… là dấu hiệu phổ biến cảnh báo cơ thể đang thiếu máu. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, bạn không nên chủ quan mà phải đi khám bác sĩ.
Rụng tóc
Nghiên cứu của học viện Da liễu Mỹ, cơ thể thiếu máu không được cung cấp đủ các vitamin hoặc hoóc-môn có thể gây ra tình trạng rụng tóc
Chế độ dinh dưỡng bổ sung sắt cho người thiếu máu
Chế độ dinh dưỡng trong điều trị thiếu máu thiếu sắt phải đảm bảo: Đủ năng lượng, giàu đạm nguồn động vật, đủ vitamin C, hạn chế các thực phẩm ảnh hưởng đến hấp thu sắt và chế biến thực phẩm để đảm bảo hấp thu sắt tốt hơn.
Những thực phẩm bổ máu giàu sắt bao gồm:
– Trứng.
– Gan (bò, lợn, gà, vịt, ngan) và các nội tạng khác (tim, thận).
– Thịt bò, lợn, gà, vịt.
– Cá, thủy sản bao gồm cua biển, tôm, cá thu, trai, hàu, cá mòi, cá cơm.
– Các loại rau lá màu xanh như cần tây, rau đay, rau dền các loại, xương xông, lá lốt, rau ngót, rau bí, rau cải xanh, cải xoong.
– Trái cây như đu đủ, táo tây, hồng xiêm, lê…
– Các loại hạt như đỗ tương, đỗ đen, đỗ đỏ, đỗ xanh.
Phương Nam
dkn.tv
© 2024 | Thời báo ĐỨC