Mưa sao băng Geminids là hiện tượng thiên văn ngoạn mục và được mong chờ nhất năm, với 120 sao băng có thể được nhìn thấy vào cực điểm ở khắp nơi trên thế giới.
Theo NASA, Phaeton sẽ bay cách Trái Đất 10,3 triệu km – một khoảng cách rất gần.
Tiểu hành tinh 3200 Phaeton tiếp cận Trái Đất mang theo mưa sao băng Geminids tuyệt đẹp. (Ảnh chụp sao băng tại bầu trời Scotland tháng 12, năm 2016)
NASA coi 3200 Paethon là mối nguy hiểm với Trái Đất. Sắp tới Paethong sẽ bay gần Trái Đất với khoảng cách là 10,3 triệu km
Mưa sao băng Geminids là hiện tượng đáng mong chờ nhất năm. Rất dễ để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó kể cả trong môi trường bị ô nhiễm ánh sáng. (Ánh chụp tại Tây Ban Nha)
Mưa sao băng Geminids diễn ra mỗi năm vào thời điểm giữa tháng 12 khi một loạt những mảnh thiên thạch nhỏ của 3200 Phaeton bay vào khí quyển Trái Đất. Gọi là Geminids vì tâm điểm của “trận mưa” nằm ở gần chòm Song Tử (Gemini).
Đa số các mảnh thiên thạch chỉ lớn hơn hạt cát một chút, nhưng khi bốc cháy, chúng tạo ra những vệt sáng màu vàng tuyệt đẹp trên bầu trời đêm.
Các mảnh thiên thạch nhỏ bốc cháy tạo thành những vệt sáng rực rỡ (Ảnh chụp tại Primorye, Nga, năm 2016)
Thời điểm lý tưởng nhất để chiêm ngưỡng Geminids là đêm ngày Thứ Tư.
Mưa sao băng sẽ có cường độ lớn nhất vào khoảng 2 giờ sáng theo giờ địa phương khi chòm Song Tử lên điểm cao nhất của nó trên bầu trời.
Theo Space.com, chúng ta vẫn có thể thấy hiện tượng này vào tối Thứ Ba với cường độ 30-60 ngôi sao mỗi giờ, tối Thứ Năm với 15-30 sao băng. Đến tối Thứ Sáu, bạn sẽ chỉ thấy 1-2 ngôi sao mà thôi.
Các sao băng bay khá chậm, khoảng 35 km/giây và có thể nhìn thấy mà không cần thiết bị gì đặc biệt.
Mưa sao băng Geminids Paint Mines, Calhan, Colorado năm 2016
Tiểu hành tinh 3200 Phaeton có kích thước bằng nửa thiên thạch Chicxulub từng rơi xuống Trái Đất khiến khủng long tuyệt chủng. Nó được đặt tên theo Á thần Phaeton – người suýt huỷ diệt Trái Đất trong Thần thoại Hy Lạp. 3200 Phaeton khiến các nhà khoa học đau đầu vì nó mang đặc điểm của cả một tiểu hành tinh và một sao chổi.
Các nhà khoa học phát hiện những vệt bụi dài theo sau 3200 Phaeton rất giống với chiếc đuôi tạo ra bởi lớp băng tan trên bề mặt của sao chổi. Những sao chổi có cấu tạo từ băng thường đến từ vùng không gian xa xôi ngoài sao Hải Vương. Nhưng quỹ đạo của Phaeton cho thấy nó bắt nguồn từ giữa sao Hoả và sao Mộc – nơi nhiều tiểu hành tinh khác cũng được sinh ra.
“Thiên thạch này trước đây có thể là một vật thể lớn, nhưng việc tiếp cận Mặt trời nhiều lần làm nó vỡ thành nhiều mảnh nhỏ hơn. Nếu điều này tiếp tục, thiên thạch này sẽ trở thành hạt nhân của sao chổi”, Alexei Baigashov, người đứng đầu Cộng đồng Thiên văn học tại Đại học Liên bang Immanuel Kant Baltic cho biết.
© 2024 | Thời báo ĐỨC