(Ảnh: pathdoc/ Shutterstock)
Người ta thường cố tình nói dối với nhiều lý do như: để khoe khoang, để che đậy lỗi lầm, để trục lợi hoặc để trốn tránh trách nhiệm. Nhưng dù có che đậy thế nào thì “cái kim trong bọc lâu ngày cũng sẽ lòi ra”. Một lời nói dối dù có được che giấu hoàn hảo đến đâu thì một ngày nào đó nó cũng sẽ bị phơi bày. Thế nhưng ngay trong thời điểm họ đang nói dối, bạn vẫn có thể nhận ra dựa trên 8 biểu hiện sau đây:
1. Âm điệu dao động
Khi mọi người nói chuyện trong hoàn cảnh bình thường, giọng điệu và cao độ của họ sẽ rất ổn định.
Nhưng khi một người đang nói dối thì lại khác, giọng nói sẽ thay đổi, không phải trầm thấp thì cũng to hoặc nhanh. Việc biểu hiện của âm lượng và âm điệu bất thường này cho thấy bên kia đang chột dạ.
2. Mắt liên tục đảo hoặc nháy
Khi một người đang nói dối, ánh mắt của họ sẽ thường liên tục đảo, nháy hoặc nhìn sang hướng khác để lảng tránh. Họ thường sẽ không dám nhìn thẳng vào mắt người đối diện, bởi vì họ sợ người kia sẽ nhìn thấy điều gì đó kỳ lạ và tìm ra manh mối trong ánh mắt của mình.
3. Đứng ngồi không yên
Người nói dối trong lòng thường sinh ra tâm sợ hãi và sợ bị người khác phát hiện ra. Cũng bởi vì quá mức căng thẳng nên bản thân sẽ cư xử một cách thiếu tự nhiên. Biểu hiện nổi bật nhất chính là cơ thể căng thẳng, bồn chồn hoặc đứng ngồi không yên.
4. Đặt câu hỏi dò xét cho người khác
Để che đậy những lời nói dối, một số người sẽ dùng thủ đoạn thăm dò người khác trong phương diện là ở bên thứ ba. Họ đặt câu hỏi giả định và tránh ngôi thứ nhất là “tôi”, vì sợ người khác sẽ nghi ngờ bản thân.
5. Tạo ra nhiều động tác nhỏ
Khi mọi người nói dối thường sẽ không có sự tự tin và trong lòng rất sợ hãi.
Để trấn an bản thân và chuyển dời sự chú ý của người khác, họ thường cố ý làm ra một số hành động nhỏ. Ví dụ như sờ mũi, kéo lỗ tai, vuốt tóc, đan ngón tay, liếm môi và dụi mắt, v.v.
6. Nói một lèo như đã học thuộc
(Ảnh: fizkes/ Shutterstock)
Khi người nói dối thuật lại điều gì đó, nó giống như một sự chứng thực, thường là nói một lèo như đã học thuộc. Bởi vì họ đã nghĩ ra trước quy trình của mọi thứ, sau đó thực hành lặp đi lặp lại để ghi nhớ một cách thành thạo. Mục đích là thể hiện cho đối phương thấy bản thân đang rất tự tin và không nói dối.
7. Đổ mồ hôi, căng thẳng và nóng
Khi một người đang nói dối, vẻ mặt của họ sẽ biểu hiện sự căng thẳng và tâm trạng hoảng loạn. Điều này khiến cho hormon adrenaline tăng cao, vì vậy họ sẽ cảm thấy rất nóng, mũi và trán đổ mồ hôi.
8. Quá thân thiện
Người nói dối vì muốn chiếm được lòng tin của người khác, sẽ tỏ ra rất ấm áp và thân thiện. Mục đích là nhằm loại bỏ sự nghi ngờ của người khác, từ đó đạt được mục đích của mình.
Suy ngẫm
Con người đều có hai mặt thiện ác. Và hành vi nói dối dường như đã được hình thành và ăn sâu vào máu của mỗi người từ khi còn nhỏ. Một đứa trẻ sơ sinh như tờ giấy trắng, nhưng khi đứa trẻ lớn lên trong môi trường mà người lớn đều nói dối thì lâu dần cũng sẽ bị tiêm nhiễm. Cứ như vậy cái vòng tuần hoàn này sẽ mãi tiếp nối không ngừng. Có thể thấy, bây giờ hầu hết mọi người đều có thể nói dối, và họ đã nói dối để lừa dối người khác.
Cổ nhân xưa rất chú trọng vào tâm tính và lời nói, bởi họ có thể ước chế câu thúc đạo đức của bản thân rất tốt. Họ tin vào nhân quả báo ứng nên dù chết cũng tuyệt đối không nói dối hại người.
Tuy nhiên những điều ấy dường như đã mai một trong xã hội hiện đại này. Con người ngày nay không còn tin vào nhân quả nữa nên mặc sức mà nói dối, họ nghĩ rằng họ có thể lừa người, họ nghĩ rằng “Thần không biết, quỷ không hay”, thế nhưng họ đang trong vô minh mà tự chuốc lấy rắc rối cho mình.
Vì vậy hy vọng rằng tất cả chúng ta có thể nói và hành động một cách chân thành, tử tế và khoan dung. Đồng thời hãy là một người có trách nhiệm, trung thực và cố gắng không nói dối. Đây chính là cách giúp bản có thể sống bình yên cả về thể xác lẫn nội tâm trong xã hội xô bồ này.
Tiểu Phàm, Vision Times
© 2024 | Thời báo ĐỨC