Chức chủ tịch Hà Nội – “Dụng nhân như dụng mộc”

Không chọn đúng người thì Hà Nội còn khổ vì toang thượng tầng.

Hàn Tín có câu “dụng nhân như dụng mộc” có nghĩa phải lựa người vào vị trí đúng với tài năng của họ mới có quân mạnh. Trong trời đất không có vật gì là vật bỏ chỉ vì ta không biết dùng mà thôi.

1 Chuc Chu Tich Ha Noi  Dung Nhan Nhu Dung Moc

2 Chuc Chu Tich Ha Noi  Dung Nhan Nhu Dung Moc

Ông Nguyễn Đức Chung được bổ nhiệm làm Giám đốc Công an thành phố Hà Nội từ tháng 9 năm 2012, được phong hàm Thiếu tướng năm 2013 khi mới 46 tuổi. #Tháng 12 năm 2015, ông làm Chủ tịch Hà Nội thay ông Nguyễn Thế Thảo. Tháng 8 năm 2020, ông Chung bị khởi tố và bị bắt về hành vi "Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước".

3 Chuc Chu Tich Ha Noi  Dung Nhan Nhu Dung Moc

Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh về thay và được 2 năm thì hôm trước nghe tin ông bị Bộ Chính trị đề nghị Ban chấp hành Trung ương xem xét, kỷ luật do bị xác định “làm thất thoát lớn ngân sách” cùng với Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long.

Liên tiếp hai chủ tịch HN vướng chuyện, một đang ở tù, một đang lo. Cả nước có bao nhiêu tướng tá bị bắt, VIP dính đòn, lò cháy liên tục mà chưa có hồi kết.

Cán bộ VIP của ta có tài nhưng bên nhân sự (Bộ Nội vụ/BTCTW) đặt họ ngồi nhầm ghế? Đánh án giỏi bên CA nhưng đưa sang ngồi ghế chủ tịch thủ đô liệu có nhầm. Tương tự ông Chu Ngọc Anh đang giỏi bên KH&CN thì chuyển về Hà Nội là không hợp chăng?

Bảy năm qua (2015-2022) thủ đô ta dường như không có người đứng đầu vì vừa ngồi chưa nóng đít họ đã phải lo chống đỡ những vụ dính chàm. Làm ăn gì nữa.

Sở trường trong lĩnh vực này lại đặt người ta phụ trách lĩnh vực sở đoản. Tài năng một đằng, phân ghế một nẻo, lò cháy mãi thôi.

Viết entry này nhớ chuyện A Lưu của ông Lục Dung thời Trung Quốc cổ.

A Lưu là tiểu đồng của ông Chu Nguyên Tố (họ Chu nhé), một đứa ở ngây ngô, vô vị. Bảo quét nhà cả ngày không xong. Khách tới chơi hỏi thăm thì nó không nhớ nổi tên, chỉ nhớ mang máng “có cái ông gầy và lắm râu, cô ấy xinh đẹp, người ấy tuổi cao chống gậy”.

Trong nhà có cái ghế gẫy chân, ông chủ sai đi tìm chặt cái cây có chạc để thay thế. Đi cả ngày trong rừng nhưng về tay không. Hỏi sao, A Lưu bảo, cành cây có chạc đều chĩa lên trời, không cành nào chúc xuống đất.

Có cây liễu mới trồng, ông chủ sai A Lưu trông nom. Lúc vào ăn cơm, nó nhổ luôn mang theo vào nhà và cất đi vì sợ trộm.

Chu tiên sinh buồn rầu nhưng không vì thế mà đuổi đứa bé vô tích sự. Ông là người viết chữ đẹp, vẽ giỏi. Một hôm ông hòa mực để vẽ. Thấy A Lưu ngồi xem, ông hỏi đùa “Mày vẽ được không?”. “Dạ khó gì, chuyện nhỏ”, A Lưu đáp.

A Lưu vẽ nét đậm, nét nhạt, nét xa, nét gần, như người đã học vẽ thực thụ và quen bút nghiên. Hỏi vẽ được cái bát không. A Lưu ngoáy vài nét, cái bát như thật.

Ông chủ cho đi học vẽ và sau này A Lưu thành một danh họa nổi tiếng của Trung Quốc.

Người sở trường biết vẽ mà bắt quét nhà, trông cây, làm thợ mộc, toàn là sở đoản, thì sao phát tài được.

Bộ Nội vụ/ BTCTW nên học bài của ông Chu Nguyên Tố, như Hàn Tín “dụng nhân như dụng mộc”, đặt người tài đúng chỗ mới sinh ra danh họa A Lưu.

Theo đúng qui trình như hiện nay lại thêm chủ tịch Đức Chung hay Chu Anh, Hà Nội còn khổ vì toang thượng tầng.

Giang Công Thế


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày