Vợ chồng trẻ nên tiết kiệm thế nào

Nhiều vợ chồng mới cưới trì hoãn việc tiết kiệm vì cho rằng chưa cần phải vội. Nhưng càng trì hoãn tiết kiệm, họ càng khó chủ động tài chính cho tương lai.

1 Vo Chong Tre Nen Tiet Kiem The Nao

Tiết kiệm trong cuộc sống của vợ chồng trẻ có những đặc điểm khác so với thời độc thân, bởi họ sẽ gặp những nhu cầu mua sắm không thể không chi. Theo các chuyên gia, có các lời khuyên quan trọng trong việc tiết kiệm tiền của hai vợ chồng.

Cùng quyết định số tiền cả hai muốn tiết kiệm

Nên lập một danh sách các khoản chi tiêu cho gia đình, cá nhân, bao gồm các chi tiêu cho các kỳ nghỉ, bảo hiểm, y tế, các khoản nợ chung và riêng. Từng tháng, cả hai nên cùng đánh giá xem kế hoạch đã đặt ra có khả thi hay không và thực hiện các thay đổi nếu cần.

Điều quan trọng là vợ chồng phải có quan điểm và mục tiêu chung. Nhu cầu và mong muốn của cả hai cần được xem xét để đạt được sự tương thích. Lập kế hoạch thiếu thận trọng có thể cản trở sự hòa hợp trong mối quan hệ của hai phía trong tương lai.

Trong quá trình lập kế hoạch tiết kiệm, cả hai nên đặt câu hỏi: Nhu cầu thực tế của bản thân là gì?

Trên thực tế, việc quản lý tiền bạc đối với các cặp đôi dễ dàng hơn rất nhiều khi hai bên có thể quyết định nhu cầu của bản thân ra sao và điều chỉnh nó phù hợp với mục tiêu chung.

Để làm điều đó, nên dành thời gian kiểm tra các hóa đơn trong tháng. Việc theo dõi các hóa đơn giúp bạn biết rõ về các khoản chi tiêu của mình. Nên nhắc nhở bản thân chỉ chi tiêu những thứ mình thực sự cần.

Hạn chế ăn uống bên ngoài hay chi tiêu xa xỉ

Hầu hết các cặp vợ chồng, đặc biệt là những cặp vợ chồng trẻ, thường thích đến những nhà hàng sang trọng hoặc đi ăn, đi chơi ở những địa điểm tốn kém. Ăn ở nhà là lựa chọn phù hợp hơn. Nên cùng nấu ăn, tận hưởng không khí tại nhà. Nếu sáng tạo, bạn có thể có những phút giây đáng nhớ bên nhau mà không phải tốn kém nhiều tiền.

Khi còn độc thân, bạn có thể không nghĩ ngợi nhiều khi mua đồ hiệu hay các thương hiệu đắt tiền. Tuy nhiên, sau khi kết hôn, nếu cả hai đã có mục tiêu chung, nên hạn chế chạy theo sở thích riêng. Đừng quên quản lý tài chính gia đình bao gồm cả việc học cách thỏa hiệp.

Đừng nên thuê nhà lớn

Nếu bạn chỉ có một cặp vợ chồng son, tốt nhất đừng thuê căn hộ rộng lớn với nhiều phòng không dùng đến. Nên thuê căn hộ với mức giá thấp hơn và biến nó thành chỗ ở ấm cúng. Khi có con cái, bạn mới nên chuyển đến căn hộ rộng hơn.

Tránh sử dụng thẻ tín dụng

Suy nghĩ rằng có tín dụng (credit) có thể thôi thúc bạn chi tiêu nhiều hơn thu nhập. Giải pháp phù hợp là bạn dùng tiền mặt hoặc thẻ ghi nợ (debit).

Đừng du lịch xa xỉ

Đi các chuyến nghỉ giá bình dân, thu thập phiếu giảm giá và các ưu đãi, tìm các gói du lịch phù hợp với ngân sách của vợ chồng... là cách để bạn có một kỳ nghỉ tiết kiệm. Chớ nên đốt tiền vào các chuyến đi xa hoa, ở các khách sạn hạng sang khi tài chính bạn chưa cho phép.

Cùng tính toán đầu tư

Nếu bạn muốn khoản tiền tiết kiệm của mình sinh lãi hiệu quả, hãy cùng nhau thảo luận để tìm hướng đầu tư thích hợp. Bạn có thể xem xét các giải pháp đầu tư như gửi tiền tiết kiệm, chơi cổ phiếu... Nếu bạn và bạn đời đều chưa có kinh nghiệm, nên thuê cố vấn tài chính để được giúp sức tìm ra kênh đầu tư phù hợp.

Mở tài khoản chung

Việc mở tài khoản chung rất hữu ích cho cả hai phía, giúp tài chính minh bạch và việc tiết kiệm hiệu quả hơn. Hơn thế nữa, hai vợ chồng đều đặn có thể đóng góp một khoản cố định vào đó, để hình thành một quỹ chung trong gia đình.

Đừng quên rằng tiết kiệm tiền không có nghĩa là cắt giảm mọi nhu cầu. Tiết kiệm đúng cách đưa bạn đến gần hơn với ước mơ của mình. Tỷ phú Warren Buffet đã nói: "Đừng tiết kiệm những gì còn lại sau khi chi tiêu. Hãy tiêu những gì còn lại sau khi tiết kiệm".

Nên tiết kiệm bao nhiêu tiền khi mới cưới?

Điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh gia đình và cả độ tuổi của bạn. Nếu vợ chồng bạn chưa có con, ít nhất hai bạn nên tiết kiệm được 50% thu nhập của cả gia đình.

Thùy Linh (Theo Bonology)

Nguồn: vnexpress.net


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày