Độ tuổi hoàng kim dạy trẻ hiệu quả nhất nhưng đa số cha mẹ Việt bỏ qua: 'Nó còn bé, biết gì đâu'

Dạy con nên người là hành trình không dễ, nếu cha mẹ biết nắm bắt thời kỳ hoàng kim này thì mọi chuyện đơn giản hơn nhiều.

 

Có người từng nói: Khi trẻ muốn được cha mẹ ôm nhất, nhất định phải ôm con một cái thật chặt, vì đợi đến khi lớn lên rồi, nó đâu có cần cha mẹ ôm nữa.

Trong nhịp sống hối hả, có không ít phụ huynh dành rất ít thời gian để ở bên quan tâm, dạy dỗ con cái của chính mình. Tới thời kỳ trưởng thành, con họ xuất hiện những vấn đề nan giải, bậc phụ huynh mới bắt đầu quát mắng: "Sao lại dốt thế, sao con nhà mình không được như con nhà người ta?".

Trong quãng thời gian từ 0 đến 10 tuổi, đây là mười năm mà con cái cần cha mẹ nhất, cũng là thời kỳ hoàng kim để giáo dục và dạy dỗ con nên người. Sau khi đứa trẻ lớn hơn, chúng sẽ phát triển ý thức riêng của mình, cộng thêm ảnh hưởng từ môi trường xung quanh như bạn bè, trường lớp, tác dụng của việc cha mẹ dạy dỗ sẽ càng ngày càng nhỏ. Đến lúc đã muộn thì cho dù cha mẹ cố gắng thay đổi thế nào cũng vô ích.

1. Cha mẹ nên làm bạn với con

Một cuộc khảo sát diễn ra tại một thành phố hiện đại ở Trung Quốc cho thấy: 73,13% cha mẹ sẽ vì công việc mà hủy hẹn với con; 67,75% trẻ em chủ yếu do ông bà chăm sóc; chỉ có hơn 30% số cha mẹ được hỏi đang tự tay chăm sóc con mình; hơn 70% trẻ em làm bạn với di động, máy tính bảng nhiều hơn là với cha mẹ.

Mỗi lần nhắc tới vấn đề này, rất nhiều cha mẹ tỏ ra phiền não: "Ai mà không muốn chăm con nhiều hơn chứ, chẳng qua công việc nhiều quá thì biết làm thế nào?" hoặc "Không kiếm tiền thì lấy gì mà cho con ăn học tử tế?".

132 1 Do Tuoi Hoang Kim Day Tre Hieu Qua Nhat Nhung Da So Cha Me Viet Bo Qua No Con Be Biet Gi Dau

Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong sự khôn lớn của con.

Mỗi phụ huynh đều có rất nhiều điều khổ tâm của riêng họ nhưng nhất định không ai được quên: Tiền tài vĩnh viễn không thay thế nổi sự xuất hiện của mẹ cha. Cho dù chu cấp cho con đời sống vật chất đầy đủ thế nào thì một đứa trẻ lớn lên không có cha mẹ ở bên yêu thương vẫn luôn cô độc và thiếu thốn, trẻ có thể trở nên thiếu tự tin, EQ thấp, tính cách phản nghịch...

Thời gian chăm sóc trẻ không quan trọng dài ngắn thế nào, mà chỉ cần bố mẹ thực sự để ý, quan tâm, đặt cả ánh mắt và tâm tư vào từng việc nhỏ.

Cho dù cả tuần bận rộn, bố mẹ chỉ cần dành cuối tuần cùng con ra ngoài đi chơi, vận động, cùng con đọc sách hoặc chơi công viên... hoặc bỏ ra 10 phút mỗi ngày để tâm sự cùng con, ta có thể phát hiện sớm và thay đổi rất nhiều vấn đề của trẻ.

2. Dạy con về quy tắc, tính độc lập, trách nhiệm và thói quen.

Có không ít các bậc phụ huynh thường chiều con một cách tai hại. Mỗi khi trẻ làm sai điều gì, họ đều cho rằng "Nó còn bé, có biết gì đâu" mà nhanh chóng bỏ qua mà không biết, thói quen và tính cách là thứ phải uốn nắn từng ngày. Nếu để trẻ duy trì những thói quen xấu càng lâu thì sau này càng khó thay đổi, thậm chí sẽ đi cùng trẻ cả đời mà không sửa nổi.

132 2 Do Tuoi Hoang Kim Day Tre Hieu Qua Nhat Nhung Da So Cha Me Viet Bo Qua No Con Be Biet Gi Dau

Câu bao che của người lớn như "cháu còn nhỏ" hay "trẻ con thì biết gì" liệu có phải là những nhận định đúng đắn? Ở những nơi công cộng, không khó để bắt gặp những đứa trẻ hiếu động chạy nhảy, la hét ồn ào nhưng không hề có bất cứ người lớn nào nhắc nhở.

Thậm chí, khi con em làm hỏng đồ đạc, họ chỉ dửng dưng trả lời "Con nít thì nó biết gì đâu mà la mắng". Việc giáo dục đúng đắn ở từng giai đoạn phát triển của trẻ em là rất quan trọng trong việc hoàn thiện tính cách. Vì thế, người lớn đừng biến mọi thứ tệ hại hơn bằng những câu bao biện rằng trẻ con luôn vô tội và ngây thơ.

Vì vậy, nhất định phải dạy trẻ càng sớm càng tốt. Hãy từ chối những yêu cầu không hợp lý của trẻ và ngăn cản những hành vi không đúng cùng với lý do dễ hiểu để trẻ có thể tiếp thu. Cho con bắt đầu tập làm những điều cơ bản thường ngày như đánh răng, mặc quần áo, dọn dẹp bát đũa hoặc xếp quần áo của mình...

Những việc tưởng như nhỏ bé có thể bồi dưỡng tinh thần độc lập, kỹ năng cuộc sống và tư duy của bản thân con.

132 3 Do Tuoi Hoang Kim Day Tre Hieu Qua Nhat Nhung Da So Cha Me Viet Bo Qua No Con Be Biet Gi Dau

Trẻ cần học cách chịu trách nhiệm.

Khi trẻ phạm sai lầm, cha mẹ không nên giúp con trốn tránh, đổ lỗi mà nên tìm lý do cùng con, cổ vũ con dũng cảm nhận trách nhiệm và xin lỗi, từ đó giúp con hiểu được cách kiểm soát lời nói và việc làm của mình.

Tất cả những thói quen dù tốt hay xấu của trẻ sau này đều bắt đầu từ hôm nay.

Nếu phụ huynh chú ý kịp thời thì luôn có thể thay đổi và sửa chữa kịp thời những gì chưa tốt, cũng như khích lệ, động viên những hành vi ngoan của con trẻ, từ đó tạo ra một khuôn thước để trẻ noi theo, trưởng thành nên người.

soha.vn

 


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày