Ai cũng bảo nói chuyện tiền bạc sẽ làm tổn thương tới tình cảm đôi bên.
Một mối quan hệ thân thiết, nếu gặp vướng mắc về vấn đề tiền bạc, vậy thì ít nhiều cũng sẽ trở nên xa cách.
Nhưng, cá nhân tôi cho rằng, tiền, chính là touchstone (nghĩa đen là một loại đá đen rất cứng dùng để thử vàng; nghĩa bóng là tiêu chuẩn, hay chuẩn mực để phán xét) của tình nghĩa.
Thái độ của một người khi mượn tiền và trả tiền, có thể cho thấy nhân phẩm của họ, để bạn biết được rằng liệu họ có đáng để bạn kết giao hay không.
01
Vay tiền, thấu lòng người
Có một câu chuyện được chia sẻ như sau:
Nhân vật chính có một người bạn khá thân thiết, nhưng người bạn này lại có một tật xấu là mượn tiền không trả.
Mỗi lần nhắc tới chuyện trả tiền, người bạn đó đều tìm ra đủ mọi lý do để khất lần:
Nào là vừa mới đi đầu tư nên hết tiền, nào là điện thoại bị cướp, mà tiền thì ở hết trong điện thoại, muốn chuyển tiền thì phải có điện thoại…
Thậm chí còn rất hay có kiểu mấy ngày liền không trả lời tin nhắn, mỗi lần nhắc tới thì lại bảo rằng mình bị bệnh, phải nằm viện.
Thực ra, tính ra cũng không có bao nhiêu tiền, nên cô gái cảm thấy rất đau đầu:
Dẫu sao thì ở phương diện khác thì cũng khá hợp nhau, khá vui vẻ, chỉ vì mấy trăm bạc mà cạch mặt nhau, liệu có đáng?
Đây đồng thời cũng là một vấn đề khó mà có lẽ rất nhiều người trong chúng ta đều gặp phải, gặp phải người bạn vay tiền không trả, quả thực rất khó để đưa ra quyết định hay quyết đoán.
Nhưng đã bao giờ bạn ngồi lại và nghĩ:
Có mấy trăm bạc mà người ta cũng không nỡ trả, vậy bạn lấy cái gì ra để tiếp tục tin tưởng vào mối quan hệ này?
Thứ lần này bạn bỏ ra có thể chỉ là mấy trăm bạc, nhưng đợi tới lần sau, có lẽ còn nhiều hơn thế.
Tiền bạc, tình cảm, quan hệ… mọi thứ trên người bạn, đều sẽ bị họ dần dần lấy mất, tới khi bạn "khuynh gia bại sản" thì thôi.
Vấn đề là ở chỗ, họ vẫn không biết mình sai ở đâu.
Kể từ sau khi A trở nên nổi tiếng, thân thích bạn bè liền giống như ong vỡ tổ tìm tới anh vay tiền.
Con người A tình nghĩa, nói cho vay là cho vay. 8 năm trôi qua, anh cho vay đi cả trăm triệu, nhưng gần như một đồng vẫn chưa được nhận lại.
Đợi tới khi cực chẳng đã phải đi đòi lại tiền, kết quả không ngờ rằng tiền không những không đòi lại được mà còn rước thêm một rổ tức vào thân, bởi lẽ những người đó nói anh chi li, tính toán.
Cho vay tiền, thứ cho vay đi là tiền, nhưng thứ bạn nhìn thấy được lại chính là lòng người.
Đối với những người vay tiền không trả mà nói, lòng tốt của bạn là lẽ đương nhiên, thiện ý của bạn là điều nên làm.
Bạn bỏ ra vì họ nhiều tới cỡ nào, họ cũng chẳng để vào tâm, đợi tới khi bạn tìm tới họ nhờ giúp đỡ, bạn chưa chắc đã nhận lại được hồi đáp tương ứng. Trần trụi, nhưng thật.
Có một người để lại bình luận về câu chuyện cô gái cho bạn vay tiền rằng:
"Không thể tiếp tục dùng cách này, để trả tiền cho tình bạn được."
Cần phải biết, bạn bè không phải cái máy rút tiền.
Tiền của ai cũng đều là vất vả mới kiếm ra được, những người mượn tiền không trả, đều là những người cố tình đi nước cờ tình nghĩa, hòng mưu lợi cho bản thân.
Đối mặt với kiểu người này, tôi khuyên bạn, càng sớm tránh xa càng tốt.
02
Trả tiền, thấu nhân cách
Tôi từng đọc qua một câu chuyện rất đáng để suy ngẫm trên mạng xã hội như này:
Có người nói, bạn bè tìm mình vay 10.000 tệ, nhưng lúc trả lại chỉ trả 9.999 tệ.
Trong lúc anh ta cảm thấy khó hiểu thì người bạn đó nói rằng:
"Theo lý mà nói, nếu tính cả lãi thì tôi nên trả câu thêm ra 8 tệ, nhưng cũng cần phải khấu trừ đi 10 tệ tiền phí khi tôi đi rút tiền, nhưng mà tôi nghĩ 9.999 là con số may mắn, tính ra, tôi vẫn lỗ (1 tệ) ấy chứ!"
Lý do khiến người ta không thể cảm thấy nực cười hơn được nữa.
Nói chuyện tiền bạc, có thể nhìn thấu một người. Đây chính là một ưu điểm khi nói tới chuyện trả tiền. Nhiều khi, họ mặt dày không muốn đưa, bạn cũng ngại khi đòi. Lâu dần, tiền cho vay trở thành một món nợ hỗn tạp, trong đó chứa cả lợi ích và cả tình nghĩa.
Chỉ có những người nhân phẩm tốt thực sự mới hiểu, sự qua lại tốt nhất của tiền bạc, đó là khi bạn thoải mái cho vay, còn họ nhanh chóng trả lại đủ tiền.
Đó gọi là có vay có trả, muốn vay tiếp cũng không khó.
Lúc trước, trên mạng có một câu chuyện rất phổ biến, kể về một cô gái tên Hai Lin.
Năm 2015, gia đình cô gặp phải biến cố, cần gấp 30 vạn.
Đối với Hai Lin mà nói, đây là một số tiền quá lớn, nhưng việc đã tới nước này, cô chỉ còn đúng một con đường để đi, vay tiền.
Hai Lin đã đăng lên trang cá nhân của mình rằng: "Hiện tại tôi đang cần 30 vạn, cần 300 người bạn, mỗi người cho tôi vay 1000 tệ, nhiều hơn hay ít hơn tôi đều không nhận. Tôi sẽ luôn ghi nhớ rằng mình vay của 300 người, mỗi người 1000 tệ."
Lúc đăng lên Hai Lin cũng không ôm quá nhiều hi vọng, nhưng, chỉ trong một đêm, cô quả thực đã gom đủ 30 vạn.
Hai Lin thề với mình rằng: mỗi tháng cô sẽ trả nợ cho 5 người, trả trong vòng 5 năm, sẽ có thể trả được hết nợ.
Đợi tới khi cô trả tiền, không ít người bạn, thậm chí đã quên mất chuyện này.
Nhưng Hai Lin chưa từng nghĩ sẽ âm thầm quỵt nợ của ai, mà đã trả hết sạch sành nợ nần.
Thử nghĩ mà xem: nếu không phải nhân cách của Hai Lin có được sự công nhận và tin tưởng của mọi người, thử hỏi cô có thể vay được nhiều tiền như vậy không?
Và hành động trả tiền của Hai Lin, vừa hay có thể chứng minh được nhân cách của cô.
Con người, sống ở đời, ít nhiều cũng sẽ gặp phải những lúc lực bất tòng tâm, không ai có thể đảm bảo rằng mình sẽ không vay tiền của người khác.
Chỉ là, người có nhân cách tồi, sẽ nghĩ cách "quỵt nợ", và khi quỵt được nợ rồi lòng vẫn thản nhiên, thậm chí còn sảng khoái.
Người có nhân cách tốt, sẽ luôn nỗ lực hết mình để có thể trả hết được món nợ ân tình này.
Bởi lẽ họ đều biết, vay tiền là tình nghĩa, trả tiền là bổn phận.
Nếu gặp được người như vậy, vậy thì chúc mừng, mắt bạn không có mù!
03
Cho vay tiền một lần, rồi bạn sẽ hiểu
Mối quan hệ giữa con người là một mối tơ vò, rất khó lần ra được đầu mối.
Nhưng cho vay tiền một lần rồi, tin rằng bạn sẽ hiểu ra: người nào, nên cho vay, người nào, không nên cho vay.
Quan hệ xa xôi, không cho vay
Trên mạng có một câu nói rất thú vị rằng:
"Nếu một người không thân thiết lắm tới tìm bạn vay tiền, vậy thì đừng cho vay. Bởi lẽ họ đã không vay nổi tiền từ những người thân thiết nữa rồi."
Quả thực là vậy.
Nếu có một người như vậy, bình thường lười quan hệ, liên lạc với bạn, tới khi cần tiền, ngay lập tức tự động tới gõ cửa nhà bạn, vậy thì tôi khuyên bạn lúc cho vay, nhất định hãy thận trọng.
Bởi lẽ bạn không thể chắc chắn được rằng liệu họ có trả lại bạn khoản tiền này không. Bởi lẽ bạn và họ đâu có thân thiết tới mức để họ phải day dứt vì món nợ ân tình với bạn.
Việc không gấp gáp, không cho vay
Đồng nghiệp từng kể cho tôi nghe một câu chuyện như này: bỗng một hôm, người bạn cùng nhau lớn lên với cô ấy tìm cô ấy vay tiền.
Cô ấy cứ nghĩ là có việc gì gấp gáp lắm, vội vội vàng vàng chuyển tiền cho người bạn kia.
Nhưng, sau này mới vỡ lẽ ra là người bạn đó chẳng có việc gì gấp gáp, chỉ là đang góp tiền để mua cái túi hàng hiệu.
Rồi đợi tới lúc cô ấy muốn đòi lại tiền, người bạn luôn nói đợi thêm ít hôm, rồi lại đợi, đợi đi đợi lại vẫn chẳng thấy đâu.
Bạn vì cho vay tiền mà ăn uống khép nép, tiêu dùng tiết kiệm, còn họ lại cầm tiền của bạn đi tiêu sài hoang phí, như vậy, tuyệt đối không đáng.
Vượt qua ngoài khả năng, không cho vay
Có những người rất sĩ diện, một khi nếm được vị ngọt ngào của những lời nói tâng bốc, nịnh hót, liền không suy nghĩ gì, lập tức móc túi tiền của mình ra cho người khác tiêu.
Nhưng đôi khi, bạn không thể không thừa nhận rằng, có những đồng tiền cho vay đi, đều là những đồng tiền vỗ béo cho người khác.
Thử hỏi mà xem: cuộc sống của bạn bạn còn chưa lo xong, vì sao lại còn phải gánh vác thêm cả cuộc sống của người khác?
Nếu ai đó tìm bạn vay tiền, nhưng lại vượt quá khả năng của bạn, vậy thì làm ơn, dù người ta có nịnh nọt ra sao, cũng hãy lý tính một chút, bớt sĩ diện hão lại một chút, hãy nghĩ tới chất lượng cuộc sống của mình và cả gia đình của mình trước đã, đừng tùy tiện cho vay.
Tôi rất thích câu nói này: "Bạn bè chơi với nhau, quý ở thoải mái, quý ở thẳng thắn. Tôi không hi vọng họ khó mở lời khi tìm tôi vay tiền, cũng không hi vọng mình phải dè dặt khi tìm họ đòi tiền."
Bạn bè qua lại với nhau mà cứ để chữ tiền xen vào giữa, ắt sẽ trở nên rất phức tạp, khó xử.
Không cẩn thận một chút thôi, bạn có thể mất đi một người bạn, hoặc cũng có thể là một người "bè".
Vì vậy, trước khi cho ai vay tiền, hãy suy nghĩ một cách thận trọng.
Còn một điều, hãy trân trọng những người khiến bạn cảm thấy thoải mái khi nói về chuyện tiền bạc, những người không ngần ngại cho bạn vay tiền, những người trả tiền bạn đúng thời hạn, và cả những người đi ăn không bao giờ trốn tránh thanh toán, những người như vậy, họ quý hơn cả tiền bạc.
Kẻ giả tạo dùng miệng, người chân thành dùng tâm: Càng đạo đức giả, càng hay nói 4 "câu cửa miệng" này!
Theo Như Quỳnh
Trí thức trẻ
© 2024 | Thời báo ĐỨC