Tuy nhiên ngoài những hình thức nhập cư chính thống, có những hình thức nhập cư trái phép vào Đức mà nhiều người đã phải trả một cái giá khá đắt hoặc có một kết thúc không có hậu.
1. Nguồn lao động nhập cư trái phép từ Việt Nam vào Đức trước 1990
1.1. Thực trạng tại các vùng Tây Đức
Nguồn lao động nhập cư trái phép của người Việt tại Tây Đức từ những năm trước 1990 là những người tị nạn sau Chiến tranh Việt Nam. Sau khi Sài Gòn thất thủ, có tất cả 208 gia đình người Việt Nam với tổng cộng 644 người đến Hannover vào năm 1978. Một tập thể vào Đức nhưng chẳng ai biết nói tiếng Đức. Trong nhóm dân này họ đã trải qua: – Họ nhận được trợ cấp chính phủ bởi phúc lợi xã hội và giúp đỡ tìm việc làm. – Cơ hội hồi hương khi đến vùng đất mới khá thấp. – Họ tham gia thị trường lao động với nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau để kiếm sống, nhưng hầu hết là tập trung vào ngành kim loại.
Nhập cư trái phép tại Đức
Đến khi Đức thống nhất, Tây Đức lúc này có khoảng 33.000 người di dân gốc Việt, chủ yếu là những thuyền nhân và người thân của họ được vào Đức theo diện đoàn tụ gia đình.
1.2. Thực trạng tại các vùng Đông Đức
Các giai đoạn của người Việt tại Đông Đức:
Khi xưa Đông Đức có một số lượng lớn những sinh viên miền Bắc được mời tham gia vào các chương trình học tập và đào tạo từ thập niên 1950. Đến những năm 1973, sự hợp tác được mở rộng, họ hứa sẽ có thêm 10.000 người nữa được đào tạo trong 10 năm kế tiếp. Sau đó có những giai đoạn chuyển tiếp:
– Năm 1980, Đông Đức ký hiệp định với nước CHXHCN Việt Nam để các hàng Đông Đức đào tạo người Việt.
– Giữa năm 1987 và 1989, Chính phủ Đông Đức tận dụng hình thức đào tạo này để viện trợ phát triển cho các thành biên nghèo trong khối xã hội chủ nghĩa.
– Đến giữa thập niên 1980, người Việt, cùng với người Mozambique, tạo thành những nhóm lao động ngoại quốc chính tại Cộng hòa Dân chủ Đức. Ngoài ra có một bộ phận không có học thức chỉ có thể tìm kiếm cơ hội qua việc buôn bán thuốc lá một cách trái phép. – Từ một dân số 2.482 trong năm 1980, số người Việt tại Đông Đức đã tăng đến 59.053 trong năm 1989, với số người vào lớn nhất trong năm 1987 và 1988. Họ chủ yếu tập trung trong các thành phố Karl-Marx-Stadt, Dresden, Erfurt, Đông Berlin và Leipzig. Theo hợp đồng, họ ở Đông Đức 5 năm, sau đó họ sẽ hồi hương.
Nhập cư trái phép vào Đức từ nước thứ 3 như Ba Lan bằng đường bộ hoặc xe
Cuộc sống của lao động Việt Nam tại Đông Đức:
– Những người lao động khách Việt Nam nhận tiền lương khoảng M 400/tháng, trong đó chính phủ Việt Nam lấy 12%, và một phần khác được trả bằng hàng hóa tiêu dùng—chủ yếu là máy may, xe đạp, quần áo, đường và xà phòng—thay vì tiền mặt vì lạm phát. – Sau khi nước Đức thống nhất, chính phủ Đức tìm cách giảm bớt số người lao động khách ở miền Đông bằng cách cho mỗi người M3.000 để rời khỏi Đức và hồi hương. Hàng chục nghìn người đã đồng ý và về Việt Nam, nhưng những người này lại được thay thế bởi những người Việt làm lao động hợp đồng ở những nước Đông Âu khác xin tị nạn. – Trong suốt thập niên 1990, các cố gắng của chính phủ Đức để đưa những người nhập cư trái phép này về quê hương không được hiệu quả, vì Đức không muốn cưỡng bức những người này hồi hương và Việt Nam lại không muốn tiếp nhận họ; tuy nhiên, gần 40% bị cấm ở lại Đức dài hạn.
Cuộc sống của người lao động Việt Nam tại Đông Đức
2. Các hình thức nhập cư trái phép vào Đức phổ biến
Hiện nay, các hình thức nhập cư trái phép vào Đức thông qua các trung gian tổ chức đen cứ hàng ngày diễn ra. Từ những cuộc hôn nhân giả, làm giấy tờ giả để được đến Đức, hay cả buôn lao động hiện đại. Dù đó là những hành vi trái pháp luật, nhưng rất nhiều người không hiểu, cố chấp hoặc cố tình không hiểu đã sa vào con đường phạm pháp và hậu quả là rất lớn.
2.1. Thực trạng Hôn nhân giả
Nhập cư bất hợp pháp tại Đức thông qua việc kết hôn giả
Có một sự thật là dù thời hiện đại nhưng vẫn có nhiều nhóm người Việt Nam chọn con đường hôn nhân giả để được định cư tại Đức. Mọi suy nghĩ cứ đơn giản là chuẩn bị một cuộc hôn nhân trên giấy tờ trị giá vài nghìn Euro để được quyền cư trú 2-3 năm tại Đức sau khi xong xuôi giấy tờ, rồi lại đường ai nấy đi. Cứ nghĩ là như thế là xong, chính mình sẽ trở thành một công dân ở Đức thực thụ.
Nhưng sau đó là một loạt các hệ lụy vô cùng lớn mà người ngoài không thể biết được. Một cuộc hôn nhân giả diễn nếu không may gặp đối tượng người vợ hoặc chồng ở Đức một người không tốt, mình chưa biết gì về họ, chưa tìm hiểu kỹ để đánh chân đi liều. Đau đớn khi đó là những người Đức (hoặc người Việt định cư lâu năm) thất nghiệp, nát rượu, nghiện ngập hay có vấn đề gì đó mới chấp nhận hợp tác dịch vụ này.
Bạn sẽ mất đi một khoảng tiền lớn có thể lên đến 30 nghìn Euro, suốt ngày lãnh hậu quả khi sống và đối mặt với họ. Kéo theo đó là những câu chuyện bạo hành, đối xử bất công, mất thêm những khoản tiền khác, chịu thiệt thòi nơi đất khách mà không ai chia sẻ. Nhiều người bị như vậy và trở thành người phụ thuộc của đối phương, nhiều người phải sống trong cảnh bị khủng hoảng tâm lý, bị đe dọa sẽ bóc mẽ câu chuyện giả tạo hôn nhân này với chính quyền. Và kết cục là sau khi mất cả những khoản tiền lớn, bị bạo hành về tâm lý, những người Việt với hình thức nhập cư trái phép vào Đức ấy sẽ tay trắng trở về nước.
Có một thực tế gần đây, tháng 09/2019 chính phủ Đức đã huy động lực lượng 300 cảnh sát đã truy quét một đường dây nhập cư trái phép vào Đức ở 5 tiểu bang. Cảnh sát đã lục soát 33 căn hộ, cũng như các địa điểm cư trú khác. Có 9 người Việt Nam đã bị bắt sau cuộc truy quét này. Qua điều tra, cảnh sát cho biết ngoài dịch vụ kết hôn giả, nhóm buôn người trái phép này còn cung cấp dịch vụ chứng minh quan hệ bố-con giả, nhằm qua mặt các cơ quan chức năng của Đức để xin quyền cư trú. Theo các nhà chức trách, mỗi năm có khoảng 5000 trường hợp ‘‘bố giả‘‘ như vậy. Những người Đức đồng ý hợp tác với những đường dây này thường không có công ăn việc làm, chỉ hưởng trợ cấp xã hội.
Người Việt buôn bán thuốc lá lậu để kiếm sống
2.2. Buôn người lao động từ Balan và các nước Đông Âu
Một hình thức nhập cư trái phép vào Đức nữa của người Việt để được vào Đức đó là buôn người lao động từ Balan và các nước Đông Âu. Trong vài năm gần đây, số lượng người Việt Nam nhập cư trái phép vào Đức ngày một tăng, đặc biệt là trẻ em và trẻ vị thành niên. Một sự thật đau lòng và đầy thương xót mà ít ai biết đến. – Tháng 6/2018, cảnh sát Đức đã bắt được một nhóm buôn người ở gần biên giới Đức – Ba Lan, trong đó có hai kẻ cầm đầu và 12 người Việt Nam, trong đó có 2 trẻ vị thành niên. – Hai kẻ cầm đầu đã bị bắt, nhóm người lớn được trả về Ba Lan, còn hai đứa trẻ đã được đưa về các trung tâm bảo trợ trẻ em. Tuy nhiên, cả hai đứa trẻ đều biến mất không lâu sau đó. Ở Ba Lan, một phiên tòa đã được tổ chức để xét xử các đối tượng có hành vi buôn người trái phép sang Đức. Trong phiên tòa này, một thanh niên Việt Nam đã cho biết: cậu thường xuyên bị đánh đập, đe dọa, bỏ đói cũng như bị bóc lột sức lao động. Hành trình qua Đức để chạm được “giấc mơ Tây Âu” này của cậu đã trải qua rất nhiều khó khăn: – Từ lúc bà của cậu phải thế chấp nhà của mình cho các tay môi giới – Sau đó cậu được đưa sang Ba Lan, cậu bị giam trong một căn phòng nhỏ suốt một tuần lễ trước khi được đưa sang Đức với một nhsom 9 người Việt khác.
Theo các nhà chức trách, đã có không ít trường hợp người Việt bị vận chuyển trong các thùng chứa hàng, các thùng đồ đông lạnh và phải chịu những tổn thương về thân thể, thậm chí là tính mạng. Nhà chức trách Ba Lan gọi đây là hành động buôn người, một dạng nô dịch thời hiện đại. Rất nhiều nạn nhân của những đường dây này là thanh thiếu niên từ các gia đình nghèo, không ít trong số đó là trẻ mồ côi. Trên con đường từ Việt Nam sang Đức, rất nhiều người trong số các thanh, thiếu niên này đã bị bỏ đói, bị ép làm việc không công, đánh đập, thậm chí quấy rối (bản gốc: cưỡng hiếp). Địa điểm cuối cùng của những cuộc hành trình này thường là các sa-lông mát-xa, các cơ sở lao động không có đăng kí rõ ràng.
3. Cái giá phải trả của việc nhập cư trái phép
Cái giá phải trả cho việc nhập cư trái phép tại Đức có khi là rất đắt và đánh đổi bằng mạng sống của bản thân
Những hình thức nhập cư trái phép vào Đức trên đều phải trải qua một cái giá rất đắt. Trong vụ triệt phá đường dây kết hôn giả gần đây, cảnh sát đã thu giữ được khoản tiền lên tới 5 chữ số. Theo thống kê của Cục phòng chống tội phạm và ma túy của Mĩ, chỉ riêng trong năm 2016, các đối tượng đã thu về 6 triệu đô tiền lợi nhuận. Đối với các vụ án đã được phá, cảnh sát và chính phủ Đức luôn có những biện pháp trừng phạt thích đáng cho các đối tượng chống lại pháp luật. Một số hình thức phạt cho các đối tượng này tùy theo mức độ và thời gian phạm tội, nhẹ thì bị phạt tiền, nặng là phạt tù. Đối với các dịch vụ đưa người sang Đức trái phép, tùy theo mức độ nghiêm trọng, hình phạt cho đối tượng tổ chức đường dây sẽ là từ 03 tháng đến 10 năm tù giam.
Nhập cư trái phép tại Đức
Dẫu có thể những người phạm tội trước đó đã có biết được những hậu quả này, nhưng sự ham muốn và ước mơ thay đổi cuộc đời ở bầu trời Tây Âu không chính thức đã khiến họ lâm vào cảnh như vậy. Ước mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn, tương lai rộng lớn hơn khi chọn định cư tại Đức là hoàn toàn được mơ ước.
Tuy nhiên, thực hiện giấc mơ đó như thế nào, làm gì để đạt được nó mà không phạm pháp, không ảnh hưởng đến hệ quả sau này con cháu phải nhận lấy, không bị vết dơ trong lý lịch thì hãy thực hiện. Có thể bạn sẽ sống sung túc, tốt hơn hoặc sống trong sự hối hận, hổ thẹn, nghèo khó là do bạn chọn.
Các bạn trẻ có khả năng học có thể chọn con đường du học nghề với chính sách định cư sau 5 năm tại Đức. Đây là cơ hội giúp các bạn nhập cư hợp pháp vào Đức một cách đường đường chính chính và có một cuộc sống tốt đẹp cho cả thế hệ sau của bạn.
Nguồn: iecs.vn
© 2024 | Thời báo ĐỨC