Rau siêu thị đắt đỏ, người phụ nữ gốc Việt biến ban công thành vườn ở trời Tây

Mỗi ngày, việc chăm sóc khu vườn ban công đã trở thành niềm vui, thói quen của chị Vân (người Việt Nam đang sống cùng chồng tại Đức).

1 Rau Sieu Thi Dat Do Nguoi Phu Nu Goc Viet Bien Ban Cong Thanh Vuon O Troi Tay

Mặc dù, sống xa quê hương nhưng chị Lê Thị Tuyết Vân (quê ở Long An) vẫn tỉ mẩn trồng hàng chục loại rau gia vị như hành, húng, diếp cá, rau răm… vừa để làm nguyên liệu chế biến món ăn Việt cho gia đình, vừa để vơi bớt nỗi nhớ quê nhà.

Đến nay, chị Vân theo chồng qua Đức định cư đã được vài năm. Nhà ở xa chợ, rau gia vị ở Đức lại đắt đỏ, nên chị mang thùng xốp lên ban công để trồng rau xanh. Dưới bàn tay chăm sóc của chị, khu ban công 30m2 trở thành "siêu thị nông sản mini" với đủ xà lách, rau răm, húng quế, húng lủi, hành lá, tía tô, mướp, bầu…

"Ở Đức, trung bình 100g rau thơm có giá khoảng 80.000 đồng, rất đắt đỏ nhưng rau ở siêu thị thường không thơm, không ngon. Từ ngày làm vườn rau ban công này, nhất là vào mùa hè, mình chỉ cần đi chợ mua thịt, cá, sau đó tự hái rau vườn nhà chế biến, vừa ngon vừa tiết kiệm", chị Vân kể.

2 Rau Sieu Thi Dat Do Nguoi Phu Nu Goc Viet Bien Ban Cong Thanh Vuon O Troi Tay

Chị Vân cặm cụi chăm sóc "siêu thị nông sản mini" của gia đình.

3 Rau Sieu Thi Dat Do Nguoi Phu Nu Goc Viet Bien Ban Cong Thanh Vuon O Troi Tay

Chị Vân cho biết, do đặc điểm thời tiết khắc nghiệt vào mùa đông nên chỉ có thể trồng rau vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 11.

4 Rau Sieu Thi Dat Do Nguoi Phu Nu Goc Viet Bien Ban Cong Thanh Vuon O Troi Tay

Tuy diện tích trồng ở ban công không lớn nhưng theo chị Vân, trồng rau ở thùng xốp hay chậu trên ban công sẽ ít sâu bệnh, không bị ốc sên phá hoại, tiện tưới nước, bón phân, làm vệ sinh tránh nấm bệnh.

5 Rau Sieu Thi Dat Do Nguoi Phu Nu Goc Viet Bien Ban Cong Thanh Vuon O Troi Tay

Ban công là nơi nhiều ánh sáng nên rau phát triển tốt, khỏe mạnh.

6 Rau Sieu Thi Dat Do Nguoi Phu Nu Goc Viet Bien Ban Cong Thanh Vuon O Troi Tay

Giàn bầu xanh mướt, trĩu quả nhờ sự chăm sóc khéo léo của chị Vân.

Chị Vân chia sẻ, trước khi sang Đức, từng học hỏi được chút kinh nghiệm về làm vườn, trồng rau của cha mẹ. Khi biết chị có ý định trồng rau ở ban công, ông xã hỗ trợ chị tìm loại đất thích hợp cho từng loại rau, tìm hiểu hiểu kiến thức trị sâu bệnh… Chị Vân thường ủ vỏ chuối, vỏ trứng, rác nhà bếp để làm phân bón hữu cơ cho cây trồng.

Một trong những khâu tốn công nhất khi muốn làm vườn kiểu Việt Nam ở Đức là tìm hạt giống. Chị Vân phải tìm xin giống từ những người quen tại Đức. Sau này, mỗi lần về thăm quê, chị lại cầm theo hạt giống sang để ươm trồng. "Hai năm nay do dịch Covid-19, mình không về Việt Nam được nên thỉnh thoảng phải đặt hạt giống online. Người trồng tìm được đúng giống, rau mới thơm, ngon", chị bật mí.

7 Rau Sieu Thi Dat Do Nguoi Phu Nu Goc Viet Bien Ban Cong Thanh Vuon O Troi Tay

Thời tiết ở nơi chị sinh sống khá thất thường, lúc lạnh lúc nóng nên thời gian đầu, nhiều loại rau không thích ứng được như: ngò gai, rau ôm (rau ngổ)...

8 Rau Sieu Thi Dat Do Nguoi Phu Nu Goc Viet Bien Ban Cong Thanh Vuon O Troi Tay

Mỗi ngày, chị Vân đều dành thời gian để chăm sóc những chậu rau.

Ông xã rất thích các món ăn Việt, do đó chị Vân, lưu trữ rất nhiều loại gia vị, rau thơm và nguyên liệu để làm món Việt ngay tại Đức.

9 Rau Sieu Thi Dat Do Nguoi Phu Nu Goc Viet Bien Ban Cong Thanh Vuon O Troi Tay

Ngoài vườn ban công, gia đình chị Vân cũng có khu vườn xung quanh nhà trồng nhiều loại cây ăn quả lâu năm khác như: nho, táo, lê, cherry, hạt dẻ…

10 Rau Sieu Thi Dat Do Nguoi Phu Nu Goc Viet Bien Ban Cong Thanh Vuon O Troi Tay

Trái cây vườn nhà sai trĩu cành khi vào mùa.

Nguồn: dantri


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày