Để được ở lại Đức một cách hợp pháp, một trong những “chiêu” mà đa số người Việt nhập cư trái phép áp dụng là tìm cách kết hôn với một người có quốc tịch Đức hoặc với những người Việt đã sống lâu năm ở Đông Đức (cũ).
Ảnh minh họa
sau khi đã mất những khoản tiền lớn. Quyên kể vừa phải chấp nhận cho đứa em trai về nước sau 3 năm đeo đuổi và tốn gần 40.000 euro (tương đương gần 800 triệu đồng) vì hợp đồng kết hôn giữa đứa em trai và một phụ nữ người Đức đổ bể.
Đây chỉ là một trong những câu chuyện bi hài chung quanh “bài thuốc” lấy Tây để mong có được giấy lưu trú 2 năm ở Đức. Một buổi tối cuối tháng 10 ở Magdenburg – thành phố phía đông cách Berlin 2 giờ đi tàu – chúng tôi được nghe những câu chuyện cười ra nước mắt của những người Việt sống ở đây. Bà Thuyết, người Hải Phòng, sang Đức lao động từ những năm 1980, có đứa con trai đang lo giấy tờ để được cấp thẻ lưu trú có thời hạn 2 năm tại Đức. Bà đã chi vài chục nghìn euro để dịch vụ “đen” thuê cho con trai một cô vợ người Đức “thật mà giả”. Thật là vì về mặt luật pháp, hai người có đăng ký kết hôn đàng hoàng.
Nhưng giả là vì tấm giấy kết hôn kia chỉ để qua mặt nhà chức trách chứ thật tình hai người chẳng phải là vợ chồng gì. Hợp đồng ký kết rõ ràng là sau khi giấy tờ xong thì “đường ai nấy đi”, nhưng mọi chuyện không đơn giản. Bà Thuyết dường như không thể kiềm chế được khi nhắc đến chuyện đứa con trai của mình đang trong tình trạng sống dở chế t dở vì cô “con dâu” người Đức dở quẻ. “Bỏ ra hàng chục nghìn euro để dịch vụ lo đám cưới cho nó với con trai tôi, giấy tờ chưa xong nó lại tính xù.
Nó cứ dọa lên Sở Ngoại kiều báo cáo là đã chia tay với con tôi. Thế có chế t không chứ! Nó báo thiệt thì kể như thằng con tôi phải công cốc mấy năm trời”, bà Thuyết than vắn, thở dài. Ngoài tiền trả cho dịch vụ và tiền ký hợp đồng kết hôn với cô người Đức kia, hằng tháng bà còn phải chi vài trăm euro cho “con dâu” tiêu xài. Thế nhưng “con dâu” ngày càng quá quắt, cứ lợi dụng điểm yếu của đối tác mà bịa chuyện vòi vĩnh. Lúc thì bảo là bạn trai biết chuyện đòi chia tay, lúc thì bảo quá mệt mỏi… “Mình ức chế t đi được nhưng phải xuống nước và dẻo miệng năn nỉ nó” – bà Thuyết than.
Trường hợp của Hải, người Thái Bình thì hơi khác nhưng cũng không kém phần bi hài. Cô vợ người Đức không làm mình làm mẩy như “con dâu” bà Thuyết nhưng cứ lâu lâu gửi về cho anh mấy cái “biu” (hóa đơn) tính tiền mua sắm tại các siêu thị hạng sang. Hải phải ngậm bồ hòn làm ngọt thanh toán cho cô vợ hờ như vậy trong suốt 3 năm trời mới thoát nạn. Dù vậy, chuyện mấy ông người Việt lấy vợ giả người Đức còn dễ chịu hơn nhiều so với mấy cô người Việt gồng mình lấy chồng Tây giả.
Bà Thuyết kể chuyện về một người quen của mình gặp chuyện oái oăm như vậy. Ngoài chuyện đòi thêm tiền, anh “chồng” người Đức cứ đòi thêm cái khoản ngoài hợp đồng là chuyện ái ân vợ chồng. Anh ta đã mấy lần lên Sở Ngoại kiều báo là bỏ vợ vì cô vợ không chịu… Vì sao lại có chuyện cười ra nước mắt như vậy? Bằng một giọng từng trải, bà Thuyết không do dự: “Chẳng có đứa Tây đàng hoàng nào thèm làm chuyện vớ vẩn cưới xin kiểu đó. Vì mình bí quá, muốn lưu trú dài hạn ở Đức để làm ăn nên người Việt mình mới tìm đến dịch vụ đen. Mà đã là dịch vụ đen thì chúng toàn giới thiệu bọn thất nghiệp, nát rượ u, nghiệ n m a tú y, lười lao động.
Đến lúc cần tiền thì chuyện gì chúng chẳng dám làm. Mình đành phải chấp nhận thương đau để hy vọng có một ngày mai tốt đẹp hơn chứ”. Bà Thuyết cũng giới thiệu thêm với chúng tôi nào là Hương, người Hải Dương, y sĩ, qua đây được 3 năm đang cố làm trả nợ; Yến, người Hải Phòng, 28 tuổi, từng là giáo viên; rồi Mai, Trúc… Tất cả đều còn rất trẻ nhưng đều đã có chồng… giả. Quyên, cô gái mà chúng tôi đề cập trên đây cũng vậy, cũng phải cưới chồng giả. Chồng thật của Quyên cũng đã có vợ giả… Cứ thế, họ chấp nhận những cách ê chề để ở lại nước Đức…
Nguồn: Thanh Niên
© 2024 | Thời báo ĐỨC