Vào những năm trước, việc xuất khẩu lao động là cơ hội đổi đời của những hộ nghèo như gia đình anh chị. Xuất thân từ thôn quê, hai anh chị đều là công nhân nhà máy tại một xã vùng xa, đến khi nhà máy giải thể, anh chị một nách xách con ra thành phố kiếm sống với đủ thứ nghề.
Dù chăm chỉ vất vả nhưng cũng không lại được cái nghèo khó cứ đeo bám, lúc đó chị cũng tin vào sự cố gắng nỗ lực sẽ thay đổi cuộc sống gia đình chị.
Nhưng thực tế anh chị đều chỉ học hết phổ thông, công việc đòi hỏi bằng cấp và vốn liếng đều không đến lượt anh chị. Thế rồi qua sự giới thiệu của người quen về cơ hội xuất khẩu lao động ở bên Tây, anh chị cùng bố mẹ bán nhà ở quê, lo cho chị một suất. Họ tự an ủi nhau coi đây là cơ hội trời cho.
Năm đó bé Vân con chị mới 4 tuổi, nó gào khóc trong tay anh khi chị bước theo đoàn ra phòng chờ. Anh nắm tay dặn dò chăm sóc sức khỏe, anh sẽ chăm con gái tốt chờ chị về.
Thời gian đầu mới sang chị nhớ con da diết, lúc chị đi đang mùa đông lạnh da con vé đỏ ửng nứt nẻ, chị còn chưa mua được cái áo đẹp cho con. Chị làm tăng ca ngày đêm những mong tích cóp đều đặn gửi về cho chồng trả nợ.
Hai năm đầu chị không dám ăn tiêu, cuộc sống của phụ nữ xa nhà nhiều khi khiến chị gục ngã, không còn vòng tay chồng, không còn sự chăm lo từng bữa ăn giấc ngủ của anh, cuộc sống lạnh lẽo với ngày hai bữa cơm. Giữa cái cảnh đàn ông xa vợ, đàn bà xa chồng khiến con người ta cô đơn đến tột độ.
Sang đến năm thứ 3 một vài người đi cùng chị bắt đầu cặp kè với nhau, họ vẫn quan tâm và gửi tiền về cho gia đình nhưng họ sợ cô đơn, sự thiếu thốn về cả thể xác lẫn tinh thần đẩy họ lại với nhau.
Chị còn trẻ, mới gần 30 tuổi đầu và hãy còn xinh đẹp, chị cũng có những khao khát yêu thương và cũng không ít những người đàn ông nơi đất khách muốn được “bầu bạn” với chị, đã không biết bao đêm chị phải trùm chăn lại để ngăn cho mình nghe thấy tiếng động lạ từ phòng bên cạnh. Chị phải lôi hình chồng con ra ngắm cho vơi bớt nỗi nhớ.
Cũng trong thời gian này nhờ chăm chỉ làm việc ngày đêm, chị đã gom được số tiền khá lớn đủ để chồng chị trả nợ và lo việc học hành cho con. Sang đến năm cuối cùng của thời gian xuất khẩu, chị đã có một cuộc ống no đủ hơn rất nhiều so với khi xưa chị mơ ước.
Hết 5 năm nhờ lời động viên của chồng và gia đình, chị quyết xin Visa ở lại thêm 5 năm nữa. Trong một lần đứng máy, bất cẩn chị bị ngã gãy chân đau điếng và được ông Chen – ông chủ người Malaysia đến bế chị phòng khám và lo liệu thuốc men.
Người đàn ông ngoài 50 góa vợ tỏ ra săn đón và yêu chiều chị, sau khi bình phục chị được tạo điều kiện làm việc tốt nhất và được hỗ trợ cả chỗ ở mới, điều mà chưa có người công nhân nước ngoài nào được ưu tiên trước đó.
Sự lịch thiệp và giàu có của người đàn ông từng trải khiến cho cuộc sống hơn 5 năm xa nhà, xa hơi âm của người chồng của chị ấm áp hơn.
Thế rồi chị cứ thưa dần gọi điên về cho chồng, cũng không hỏi han nhiều đến việc học hành của cô con gái đang học cấp 1, chị biết mình đã thay đổi, sự ích kỷ trong những năm tháng một mình bươn chả cứ ngày một lớn dần. Và rồi như một lẽ tất yêu, sau 7 năm xa chồng, chị ngã vào vòng tay ông chủ của mình.
Chị không nhớ nổi cảm giác hạnh phúc của mình khi lần đầu được sống trong ngôi biệt thự rộng hơn 500m2 của ông Chen, nơi nào cũng được khảm nạm sơn son thiếp vàng lấp lánh, đó là một thế giới hoàn toàn xa lạ với cuộc sống trước kia của chị.
Đã bao đêm chị dặn long, trong suốt 7 năm chị đã gửi về cho chồng con một số tiền lớn để anh có thể kinh doanh và nuôi con, chị đối với gia đình nhỏ của mình như đã tận lực đến cùng.
Bằng một cuộc điện thoại đẫm nước mắt, chị đã cắt đứt với anh, con và cả người thân ở Việt Nam, chị bảo anh quên chị đi, chị đã ngoại tình, có hạnh phúc mới và sẽ không về nữa. Chị những tưởng với người chồng mới của mình sẽ là bến đỗ cuối cùng nhưng cuộc đời chị lại không học được chữ “ngờ”.
Sau hơn 5 năm chung sống, ông ta đuổi chị ra đường và dắt về một cô gái trẻ đẹp hơn chị. Cay đắng ngậm ngùi, kiện cáo không thành, chị phải dọn ra ngoài sống với chút tiền nhỏ tích cóp được trong thời gian làm “bà chủ”.
Cuộc sống lại quay về với cảnh làm thuê làm mướn, cực chẳng đã sau hơn 3 năm bươn chải, chị về Việt Nam. Chị nhớ mình đã rời quê hương tròn 15 năm. Ngày chị về Hà Nội mưa tầm tã, nước mưa hòa vào nước mắt chị mặn chat.
Chị không dám tìm đến anh và con, chị thuê một căn nhà trọ gần đó và bắt đầu cuộc sống mới. Nhờ một người bạn quen khi còn ở nước ngoài, chị xin được vào làm tư vấn ở một trung tâm việc làm.
Qua người quen chị tìm đến nhà anh, bé Vân ra mở cửa tươi cười hỏi chị tìm ai, chị chỉ dám trả lời chị vào nhầm nhà, con gái chị đã khôn lớn và xinh biết nhường nào, chị chỉ kịp nhìn thấy bóng anh cao gầy đang đi vào con ngõ nhỏ, vẫn khuôn mặt ấy nhưng đã già sạm và hằn nhiều nét chân chim.
Người bạn quen chung của vợ chồng chị kể lại, anh đã một mình gà trống nuôi con khôn lớn, làm đủ thứ nghề và vẫn chắt chiu số tiền chị gửi, anh bảo tiền đó để tiết kiệm chờ đến ngày chị về, ngày chị báo sẽ ở lại không về, anh uống rượu say đập phá đồ đạc rồi ôm mặt khóc nức nở khiến con bé Vân sợ chết khiếp phải chạy gọi hang xóm. Từ đó anh sống khép kín và trầm mặc hơn.
Hôm nay cưới Vân, nhìn con gái cười hạnh phúc bên chú rẻ đẹp trai, thành đạt, chị tin anh đã thực hiện đúng lời hứa của mình, còn chị, một người đàn bà nhẫn tâm phụ chồng bỏ con thì đã không còn tư cách đứng bên cạnh họ nữa.
Nguồn: Dear diary
© 2024 | Thời báo ĐỨC