Người Việt ở Séc những mảnh đời tuyết trắng: Khi nhà không phải tổ ấm

Thật ra khi người Việt hỏi mình muốn đi hay về, câu hỏi thực sự của họ là, “Mày muốn một cuộc sống tốt hơn, hay mày muốn về với gia đình?” Mình thì chỉ muốn hạnh phúc thôi.

132 1 Nguoi Viet O Sec Nhung Manh Doi Tuyet Trang Khi Nha Khong Phai To Am

Lindsay bảo nó không thể hình dung một bữa cơm gia đình là như thế nào. Nó kể:

– Mẹ tao làm việc ở 3 nơi liền nên chẳng có thời gian nấu nướng gì sất. Đến bữa bả mua bọn tao một món đồ ăn nhanh gì đó, như là pizza hoặc KFC. Ai về lúc nào thì ăn lúc đấy chứ không ăn cùng nhau. Sau này bố mẹ tao li dị thì ai tự mua đồ ăn của người nấy.

Bản thân gia đình Petr, số bữa cơm gia đình một năm chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mỗi bữa đoàn tụ mọi người đều trở nên ngại ngùng và chả có chuyện gì để nói.

Bữa cơm gia đình

Nhà mình thì giống như bao gia đình Việt khác, nấu cùng nhau, ăn cùng nhau, dọn cùng nhau. Và bữa ăn lý tưởng sẽ đợi tất cả mọi người về đầy đủ, mời nhau, bật Thời sự xem và vừa ăn vừa bàn luận tin tức.

Mà tiếng Việt rất hay ở chỗ. Cái gì liên quan đến ăn là có chữ “cơm”. Bữa cơm, nấu cơm, ăn cơm, dọn cơm. Những hoạt động không liên quan đến “cơm” nhưng có thể liên hệ tới ăn thì cũng có chữ cơm, “Cơm muối!” (nói khi ai đó hắt hơi, ý là hít phải muối lúc ăn cơm), cúng cơm (ý là lúc ai đó mất thì thắp hương cúng đồ ăn). Rồi cái gì cũng ăn: ăn ở, ăn mặc, ăn nói, ăn học, làm ăn, ăn nằm,. . .

Nói vậy là để thấy, đối với người Việt nói chung, và mình nói riêng, bữa ăn là rất quan trọng.

132 2 Nguoi Viet O Sec Nhung Manh Doi Tuyet Trang Khi Nha Khong Phai To Am

Việt Kiều Séc

Hôm mình đi tổ chức sự kiện với hội “trẻ chuối” Việt kiều Séc ở Brno, cả lũ gọi cơm Việt theo đúng kiểu Việt, tức là có bát cơm, bát canh, đĩa xào, đĩa cá, đĩa thịt. Mọi người xới cơm, chan canh, gắp cho nhau ăn. Mình mừng rớm nước mắt, bảo:

– Em lâu lắm rồi chưa có một bữa cơm thế này.

– Ơ, em không nấu cơm à?

– Không, ý em là bữa ăn có nhiều người rồi cùng chia sẻ đồ ăn chứ không gọi theo suất ấy.

– Bố mẹ em không ở Praha à?

– Không, bố mẹ em ở Việt Nam chứ. Vẫn ở Hà Nội mà. Em chỉ có một mình ở đây thôi.

– Châu bao giờ về Việt Nam?

– Em tầm 2 năm về một lần ạ.

– Không bao giờ về hẳn ấy chứ?

– À em không biết. . .

– Không muốn về đúng không?

– Em thấy đâu cũng được ạ. . .

– Chẳng ai sang đây rồi mà lại muốn về cả!

132 3 Nguoi Viet O Sec Nhung Manh Doi Tuyet Trang Khi Nha Khong Phai To Am

Khi “nhà” không phải “tổ ấm” Cộng đồng Việt rất đông đảo và gắn bó. Phần lớn đều rất tốt, cởi mở và còn duy trì nhiều truyền thống văn hoá, nếp sống Việt Nam. Nhưng dù có thể đi chơi, làm việc với họ ban ngày thì khi tối đến, khi họ trở về với tổ ấm của riêng, với bữa cơm gia đình của họ, thì mình lại lóc cóc đi về ký túc xá. Rảnh thì nấu. Lười thì ăn đồ thừa. Mà mệt quá thì mua bừa món gì trên phố mà chén. Mình thèm khát có một cái tổ ấm, một cái nơi để trở về, một cái bữa cơm đoàn tụ như một cái kết có hậu của một ngày dài mệt. Ngày làm việc của mình bây giờ nối tiếp nhau không ngừng nghỉ, không nhấn nhá, cứ thướt thườn thượt, hết việc lại học, hết học lại việc.

PV

 

 


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày