Người phụ nữ gốc Huế thành công với nghề bán vàng trên đất Mỹ

“Làm nghề châu báu là phải có duyên với nghề, chứ không phải dễ. Khi quyết định mua một món hàng trị giá bốn-năm trăm ngàn, như một cái hột xoàn có lúc lên đến bảy-tám trăm ngàn, mình phải suy tính, cân nhắc, xem ai sẽ là người mua lại nó,” bà Kim Châu chia sẻ những điều riêng biệt của nghề.

Bà nói, “Khi nhìn món hàng, mình phải đoán được là liệu nó sẽ lên hay không. Đó là do ‘first sence’, khả năng phán đoán đầu tiên, mà chính tôi cũng không giải thích được. Tôi thành công trong việc thẩm định đó đến hơn 90%. Cho nên mình làm với cái tâm thương khách hàng, sợ người ta mua món đồ đó lầm, về sau này người ta bán không được, là mình lo trước cho người ta rồi, mình lấy sự thông minh, khả năng của mình để mình mua dùm người ta, chứ làm sao người ta mua nổi với giá rẻ và đồ tốt, để người ta lời trên món đồ đó.”

“Đồng tiền đi đôi với kinh nghiệm, mình phải biết mua. Khó lắm. Khi tôi vào nghề, mở tiệm, có một bà bác từng có kinh nghiệm gia truyền về nghề vàng bạc phải ngồi lại với tôi suốt mấy năm trời để chỉ dạy thêm. Tôi thấy mình có thêm phước đó. Cứ vậy mà rút kinh nghiệm từ từ,” chủ tiệm Kim Châu tâm sự.

132 1 Nguoi Phu Nu Goc Hue Thanh Cong Voi Nghe Ban Vang Tren Dat My

“Ai cũng nói nghề này ngoài thị trường đang xuống, nhưng riêng với tiệm vàng Kim Châu thì tôi thấy công việc của mình vẫn thế, người ta ngày càng ủng hộ mình. Thêm nữa, người ta mua, người ta được lời người ta vui. Những lúc mua nhà, mua xe, họ mang nữ trang đã mua để bán đi lấy tiền giải quyết được những vấn đề khẩn cấp đó nên họ rất thích, họ cám ơn mình, thì mình cũng vui lây,” người chủ tiệm vàng Kim Châu kết thúc câu chuyện, trước khi quay sang tiếp những người khách đang rộn ràng kéo vào mua sắm.

 

Nguồn: Người Việt

 


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày