Dù là thợ làm móng tay ở Cabramatta, công nhân vặt lông gà trong nhà máy Springvale, chân khuân vác ở chợ Bankstown, hay cô chạy bàn nhà hàng Footscray, trở về nước tôi vẫn được gắn mác Việt kiều.
Kiếm tiền đô cực khổ muôn phần Xa Việt Nam đã gần 10 năm trời, nhưng số lần về thăm quê của tôi đếm trên đầu ngón tay. Mỗi lần thủ thỉ muốn về ăn Tết với mẹ, bà lại dặn dò “thôi con, tết đừng về, quà cáp, biếu xén, lì xì tốn tiền, đợi thư thư ít bữa qua Tết về cũng được”.
Những lời dặn dò của mẹ và kỳ vọng của người thân ở quê nhà mỗi khi Việt kiều Úc về nước luôn khiến tôi nặng lòng.
Là một người qua Úc cưới chồng định cư, bươn trải làm đủ thứ công việc để kiếm sống và hòa nhập cuộc sống nơi xứ người, tôi nhận ra thực tế phũ phàng rằng “kiếm được đồng đô la ở Úc khổ cực muôn phần”, chứ không “ngồi mát ăn bát vàng” như nhiều người trong nước vẫn tưởng.
Thế nhưng dù là thợ làm móng tay, công nhân vặt lông gà trong nhà máy, chân khuân vác ở chợ, hay cô chạy bàn nhà hàng hoặc dân làm farm, trở về nước tôi vẫn được gắn mác Việt kiều.
Họ hàng xa gần, bạn bè vẫn tin tưởng chắc nịch “đi Úc kiếm được tiền đô, hẳn quà cáp mang về sẽ rủng rỉnh". Thế nhưng mọi người quên rằng kiếm nhiều thì chi nhiều.
Tôi làm nhân viên văn phòng cho một công ty, lương thuộc vào hạng kha khá ở Úc là $4000 một tháng, tương đương hơn 70 chục triệu đồng tiền Việt. Con số có vẻ khá to, với cuộc sống ở nhà quê Việt Nam, nhưng với gia đình hai vợ chồng, một con nhỏ, xem chừng chẳng thấm thía vào đâu…
Chuyện quà cáp Việt kiều xảy ra cũng vì tư duy sĩ diện hão của nhiều Việt kiều về nước.
Trong khi bạn bè tôi trong nước đập thùng túi Louis Vuitton mới cứng, mua xe hơi “brand new” mới coóng, cà thẻ xài hàng hiệu nóng bỏng tay, Việt kiều Úc như tôi cũng chỉ dám tậu cho mình chiếc túi quèn Novo vài chục đô, mua chiếc xe Mazda 3 cũ đời 2007 xấp xỉ $6000.
Tôi nhận ra thực tế phũ phàng rằng “kiếm được đồng đô la ở Úc khổ cực muôn phần”, chứ không “ngồi mát ăn bát vàng” như nhiều người trong nước vẫn tưởng.
Nói ra hẳn nhiều người cho rằng kể lể, nhưng chuyện quà cáp Việt kiều xảy ra cũng vì tư duy sĩ diện hão của nhiều Việt kiều về nước.
Nhiều anh chị cố gồng mình thể hiện cho ra dáng sang chảnh, với phương châm ở nước ngoài làm osin nhưng về Việt Nam phải ra dáng đại gia, hàng hiệu giắt quanh người, cho nở mày nở mặt. Bởi vậy mới có chuyện nhiều người sắp về Việt Nam, lên eBay mua vội cái túi Hermes hay LV tận bên Trung Quốc để đeo cho sang.
Chuyện quà cáp nặng lòng đến nỗi một chị bạn của tôi sống tại Úc tuyên bố "nếu về mà khỏi tặng quà, năm nào tao cũng về vài lần".
Mang chi cái tiếng Việt kiều Mỗi lần từ Úc về Việt Nam, tôi thường canh vé giá rẻ trước cả nửa năm trời, với ước mong tiết kiệm được vài trăm đô tiền vé. Một mẹ một con, nhiều khi phải quá cảnh vài tiếng ở Singapore chỉ để có giá vé thấp hơn vài chục đồng. Tiền vé cả ngàn đô cho một chuyến bay về Việt Nam không khiến tôi khiếp đảm bằng số tiền quà cáp, biếu xén cho bà con dòng họ.
Mua quà cáp không chỉ tính toán đến chuyện tiền nong, mà phải cân đong do đếm xem thứ nào gọn nhẹ để tiện bề vận chuyển.
Chồng tôi, một người Úc gốc Việt sinh ra và lớn lên ở Úc, không thể nào hiểu nổi tại sao mỗi lần tôi về Việt Nam lại thùng to thùng nhỏ, trùng trùng lớp lớp, tay xách nách mang nhiều đến như vậy.
Chắc ảnh sống ở Úc, nên khó mà hiểu được chuyện người nhà, họ hàng, người thân, bạn bè, đồng nghiệp cũ ai cũng mong nhận được quà Việt kiều, người này có- người kia không có sẽ tị nạnh.
Đó là chưa kể anh đồng nghiệp cũ nhờ mua chiếc Iphone 11 mới ra, chị bà con xa nhắc khéo mang về chai nước hoa Chanel, chú hàng xóm nhờ mang giùm ít thịt bò Úc và vài ký cherry ăn lấy thảo…
Ngay từ Úc trở về Việt Nam, tôi bỗng nhiên nhận ra mình có nhiều bạn bè lâu không liên lạc quay lại hỏi thăm, và số lượng bà con tự nhiên cũng đông lên “ngùn ngụt”.
Đó là chưa kể anh đồng nghiệp cũ nhờ mua chiếc Iphone 11 mới ra, chị bà con xa nhắc khéo mang về chai nước hoa Chanel, chú hàng xóm nhờ mang giùm ít thịt bò Úc và vài ký cherry ăn lấy thảo…
Sau lần đó, tôi chừa hẳn, trước khi về Việt Nam không bao giờ khoe “vé máy bay”, cứ lẳng lặng âm thầm mà hành sự.
Từ trước khi về Việt Nam vài tháng, tôi đã canh hàng sale trong Chemist warehouse, không có thứ đồ bổ đắt tiền nào mà người Việt mình không biết. Tôi sống ở Úc ngót chục năm, vậy mà còn không biết sữa ong chúa, sụn vi cá mập, nhau thai cừu tốt như thế nào, ấy vậy mà người nhà ở Việt Nam cứ gọi là hiểu biết răm rắp hiệu nào tốt, hàng nào xịn.
Kem cừu, hạt chia, thuốc bổ, đồ dưỡng da, sữa em bé, nước hoa là những thứ tôi ráng gom góp để dành tặng cho người nào thân thân trong gia đình. Ai quen biết sơ sơ thì hộp kẹo chocolate rẻ tiền, cây son dưỡng môi hoặc cái áo thun Cotton on giảm giá 80%.
Nhiều anh chị cố gồng mình thể hiện cho ra dáng sang chảnh, với phương châm ở nước ngoài làm osin nhưng về Việt Nam phải ra dáng đại gia.
Chồng tôi nhiều lần trố mắt ngạc nhiên khi tôi mua chai nước hoa đắt tiền tặng cho họ hàng, vì theo ảnh “tôi ở Úc mà con không dám xài chai nước hoa đắt như vậy”. Tôi chỉ cười trừ “họ ở Việt Nam, chứ mà còn sang hơn mình”.
Dù hàng giảm giá có rẻ thế nào, cũng không nên chọn “Made in Vietnam”, người nhận sẽ đánh giá thấp. Còn mua hàng “Made in China” thế nào cũng nhận vài cái bĩu môi.
Cứ mỗi cuối tuần, mẹ bỉm sữa tôi lại tay xách nách mang bế con ra mấy cửa hàng outlet lặn ngụp tìm hàng sale. Ròng rã mấy tháng trời cho đủ sổ hụi quà về Việt Nam.
Mỗi lần đến tiết mục đóng thùng cân ký, tháo ra nhét vào là lại nhức đầu. Hành trình về thăm quê sao mà lắm gian nan. Khéo léo đóng gói, hai mẹ con cũng gom được thành hai thùng lớn, ấy là chưa kể nào vali, balô, túi xách nhỏ nhỏ đeo trên mình.
Về đến phi trường, có lần một anh tài xế grab ở miền Tây lên Sài Gòn hiền khô tỉnh queo hỏi tôi: “Sao em thấy mấy người Việt Nam ở nước ngoài về toàn xách thùng bự bự cột dây chằng chịt không dạ chị? Sao không xài vali cho đẹp như người Tây. Thùng nào thùng nấy bự chà bá lửa!” Tôi nhỏ nhẹ trả lời: “Ờ, tụi chị về Việt Nam, giống mấy em ở Sài Gòn về quê đó, có gì ngon, có gì hay là ráng xách về cho gia đình. Đóng thùng vậy nhẹ hều, xách được quá trời thứ”.
Dẫu mỗi lần về Việt Nam lo toan bội phần, nhưng đó là quê hương, nơi có gia đình, cha mẹ, nên dù cực mấy, vẫn bấm bụng đi về.
© 2024 | Thời báo ĐỨC