5 năm qua, người Việt ở nước ngoài gửi về 71 tỷ USD kiều hối

Cộng đồng Người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng có uy tín, vị thế cao hơn, ngày càng gắn bó và là nguồn lực quan trọng đóng góp cho quá trình xây dựng, bảo vệ, phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Đại sứ Lương Thanh Nghị cho biết.

132 1 5 Nam Qua Nguoi Viet O Nuoc Ngoai Gui Ve 71 Ty Usd Kieu Hoi

Chiều 23/11, Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) đã họp báo về Hội nghị sơ kết thực hiện Chỉ thị 45 về việc tiếp tục đẩy mạnh Nghị quyết 36 về công tác với NVNONN trong tình hình mới. Các hội nghị sẽ diễn ra vào ngày 27/11 sắp tới. Tại họp báo, Đại sứ Lương Thanh Nghị đã thông báo những nét chủ yếu về cộng đồng NVNONN.

Đóng góp hàng chục tỷ đồng chống Covid-19 và khắc phục hậu quả lũ lụt

Theo ông Lương Thanh Nghị, cộng đồng NVNONN ngày càng lớn mạnh, gia tăng về số lượng và mở rộng hơn về địa bàn.  Vai trò, vị thế và uy tín của cộng đồng NVNONN trong xã hội sở tại ngày càng được nâng cao. Đại bộ phận bà con đã có địa vị pháp lý, ổn định cuộc sống, hội nhập sâu rộng vào xã hội sở tại trong tất cả các lĩnh vực.

132 2 5 Nam Qua Nguoi Viet O Nuoc Ngoai Gui Ve 71 Ty Usd Kieu Hoi

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài đánh giá cao những đóng góp mọi mặt của kiều bào với đất nước.

Cộng đồng NVNONN ngày càng gắn bó với quê hương, đã và đang trở thành một trong những nguồn lực quan trọng đóng góp cho quá trình xây dựng, bảo vệ, phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước. Tính đến tháng 10/2020, kiều bào từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có 362 dự án FDI đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 1,6 tỷ USD.

Trong 5 năm gần đây (từ 2015 - 2019), với mức tăng trưởng trung bình 6%/năm, tổng kiều hối đạt hơn 71 tỷ USD, chiếm khoảng 44% tổng kiều hối đạt được trong vòng 26 năm (từ năm 1993 đến hết năm 2019). Riêng năm 2020, Ngân hàng Thế giới dự báo kiều hối về Việt Nam đạt 15,686 tỷ USD, tương đương 5,8% GDP.

Năm nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch Covid-19, cộng đồng NVNONN đã quyên góp ủng hộ khoản tiền khoảng 35 tỷ đồng, cùng nhiều vật tư y tế cho công tác phòng chống dịch ở trong nước. Trong đợt lũ lụt ở miền Trung vừa qua, tính đến nay, kiều bào đã quyên góp được khoảng 34 tỷ đồng, cùng nhiều hàng hóa nhằm hỗ trợ đồng bào trong nước khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống.

Trí thức, doanh nhân hướng về đất nước

Đại sứ Lương Thanh Nghị đặc biệt nhấn mạnh những đóng góp của các chuyên gia, trí thức, doanh nhân NVNONN trong việc đề xuất, triển khai các vấn đề phát triển đất nước. Đại sứ cho biết, trên thế giới hình thành nhiều tổ chức, diễn đàn liên kết chuyên gia trí thức giỏi, tham mưu chính sách cho chính phủ và bộ ngành địa phương, đào tạo cán bộ cấp chiến lược cho Việt Nam, đào tạo nguồn  nhân lực chất ượng cao cho Việt Nam.

Năm 2015 có 4,5 triệu NVNONN ở 109 quốc gia và vùng lãnh thổ năm 2015, đến nay cộng đồng NVNONN có khoảng 5,3 triệu người sinh sống, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó hơn 80% là ở các nước phát triển.

Nhiều mạng lưới trí thức, doanh nhân Việt Nam ở các quốc gia như Nhật, Australia, Hàn Quốc, Hungary... đã được hình thành, trong đó hầu hết quy tụ các thành phần trẻ (dưới 40 tuổi, thuộc thế hệ kiều bào thứ 2, thứ 3, hoặc du học sinh ở lại), bước đầu có nhiều hoạt động kết nối trong cộng đồng và hướng về đất nước. Xu hướng này phần nào thể hiện vai trò ngày càng lớn của kiều bào trẻ trong sinh hoạt cộng đồng và tiềm năng đóng góp của lực lượng này cho đất nước.

Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều nhà khoa học, doanh nhân, các văn nghệ sỹ, vận động viên kiều bào về nước sinh sống, làm việc, đầu tư, kinh doanh, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao...

Từ năm 2015 đến nay, nhiều hội nghị, diễn đàn được tổ chức trong và ngoài nước để góp phần đưa Việt Nam phát triển và hội nhập, đóng góp ý kiến trong việc xây dựng chiến lược của Việt Nam nhằm thích ứng với những chuyển biến của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0…

Niềm tin của kiều bào với đất nước ngày càng tăng

Các hội đoàn NVNONN tiếp tục được củng cố và phát triển, góp phần tăng cường đoàn kết trong cộng đồng, gìn giữ và lan tỏa bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc, thực sự là cầu nối hữu nghị giữa Việt Nam với các nước. Hơn 500 hội đoàn người Việt mới và có liên hệ chặt với trong nước và các cơ quan đại diện.

Việc giảng dạy tiếng Việt được chú trọng. Hàng năm, Ủy ban NVNONN phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức khóa tập huấn nghiệp vụ giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên kiều bào. Đến nay, đã có hơn 300 giáo viên kiều bào được tập huấn về nghiệp vụ sư phạm, trở thành nòng cốt trong phong trào dạy và học tiếng Việt của cộng đồng ở sở tại. Bên cạnh đó, từ năm 2015, Ủy ban đã tổ chức nhiều chương trình hỗ trợ sách giáo khoa, học liệu với tổng số hơn 70.000 cuốn sách giáo khoa cấp I, sách Tiếng Việt Vui, Quê Việt, truyện tranh lịch sử và dân gian cho thiếu nhi, cung cấp trang thiết bị giảng dạy, học tập...

Niềm tin của cộng đồng NVNONN đối với sự phát triển của đất nước, niềm tự hào dân tộc trong mỗi kiều bào ngày càng được củng cố và tăng cường. Năm 2020, với thành tích chống dịch Covid-19 trong nước, bà con rất tự hào, áp dụng ở nước ngoài rất thành công, được chính quyền sở tại tham vấn và học hỏi kinh nghiệm, ví dụ việc đeo khẩu trang đã được nhiều nước tham vấn cộng đồng, nhất là ở Đông Âu. UB NVNONN đã phối hợp với Bộ Y tế xây dựng bộ tài liệu về Covid-19 để bà con tham khảo. Đánh giá tác động của Covid-19 với bà con hạn chế. Số lượng người Việt nhiễm so với cộng đồng khác không nhiều.

Cũng theo Đại sứ Lương Thanh Nghị, công tác hỗ trợ vận động kiều bào đổi mới, bài bản hơn, tạo gắn kết kiều bào bên ngoài và trong nươc. Các văn bản luật trong nước gần đây đều đưa vào các quy định hướng tới đối tượng NNONN, với những điều khoản trọng đãi và tạo thuận lợi cho NVNONN về nước làm việc, sinh sống, chẳng hạn như Luật Quốc tịch, Luật Nhà ở, Quy định miễn thị thực, Luật Xuất nhập cảnh...

Tuy nhiên, Đại sứ Lương Thanh Nghị cũng ghi nhận tình trạng một số bộ ngành địa phương hiểu hoặc áp dụng không thống nhất, có lúc có nơi gây bức xúc cho kiều bào.

Hoặc ở nước ngoài, cuộc sống của một số kiều bào khó khăn, địa vị pháp lý chưa vững chắc, một số nơi thắt chặt đi lại do Covid-19 gây khó khăn cho cuộc sống của kiều bào, việc dạy và học tiếng Việt thiếu giáo viên, thiếu kỹ năng sư phạm, thiếu tài liệu, 2 bộ sách Tiếng Việt Vui và Quê Việt chưa thật phù hợp với tất cả các địa bàn, việc giảng dạy có yếu tố méo mó về lịch sử... Tất cả những vấn đề đó đã được Ủy ban NVNONN ghi nhận và thường xuyên phối hợp để giải quyết những vướng mắc. Sắp tới Ủy ban cũng sẽ thống nhất bộ SGK mới cho kiều bào.

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ: ASEAN đóng vai trò trung tâm khu vực là phù hợp với lợi ích của Mỹ

 

Nguồn: Báo điện tử DÂN VIỆT

 

 


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày