TP.HCM lọt top nguy hiểm nhất: Một chuyện vô cảm

Theo một báo cáo của tạp chí "The Economist Intelligence Unit" công bố hồi cuối tuần qua đã đưa ra bảng chỉ số "Thành phố an toàn năm 2017". Theo đó, TP.HCM nằm trong top những thành phố nguy hiểm nhất thế giới.

So với bảng xếp hạng đầu tiên được công bố cách đây 2 năm, TP. HCM năm nay bị tụt hạng 10 bậc, Jakarta tụt 13 bậc. PV Đất Việt đã liên hệ với những người dân đang sống ở Sài Gòn để nghe chia sẻ của họ trước thống kê đáng buồn trên.

Ra đường phải lo

Khi được biết thông tin TP.HCM được đánh xếp vào những thành phố nguy hiểm nhất thế giới, Anh Lê Minh Ngọc (Đường Hoàng Diệu, phường 6, Quận 4, TP.HCM) cho rằng điều này là đúng. Vẫn còn tình trạng cướp, hơn nữa nó còn biến chứng theo nhiều kiểu khác nhau.

"Khi ra đường, người dân vẫn phải lo sợ, đề phòng, cảnh giác những người xung quanh. Điều này khiến mình lúc nào cũng cảm thấy bất an mệt mỏi với các mối quan hệ ngoài xã hội", anh Ngọc chia sẻ.

TP.HCM lọt top nguy hiểm nhất: Một chuyện vô cảm - 0

Chiêu trò dùng điện thoại giả để thô miên cướp tài sản của nạn nhân vẫn đang diễn ra ở TP.HCM.

Theo anh này, ngoài nạn cướp giật, có rất nhiều kiểu lừa tiền khác nhau, điển hình như đa cấp. Như ở trường Nghệ thuật trước tôi từng học cũng vậy, có hơn 50 người làm chung một công ty đa cấp.

Nguyên nhân là cứ người này vào, sau đó là bảo bạn bè mình, những người học cùng mình... Sau đó là về nhà xin tiền gia đình, đi vay tiền để đóng cho công ty đa cấp đó".

Anh này còn cho biết thêm, giờ ra đường không thể trông chờ vào ai cả, tất cả phải do mình chủ động cảnh giác, đề phòng với những người xa lạ xung quanh mình. Bởi chính anh Ngọc cũng là một nạn nhân của một vụ cướp.

Theo đó, cách đây một thời gian, khi đang đi trên đường thì có một người đàn ông đi đến và đưa cho anh một chiếc điện thoại và bảo là muốn bán, nhưng khi cầm và xem chiếc điện thoại đó thì bỗng nhiên anh trở nên mê muội và làm theo chỉ dẫn của người đàn ông lạ kia.

"Sau khi cầm chiếc điện thoại đó tôi có cảm giác rất mơ hồ, khi đó tôi vẫn nghe thấy lời ông ta bảo tôi đưa hết tiền và đồ có giá trị trên người cho ông ta, không hiểu sao tôi cũng làm theo. Khi lấy được điện thoại và tiền của tôi ông ta đã bỏ đi, một lúc sau tôi mới tỉnh lại và xem lại chiếc điện thoại được rao bán, nhưng nó là điện thoại giả không thể sử dụng được", anh Ngọc nhớ lại.

Dàn cảnh để cướp

Đồng quan điểm, chị Đặng Phương Châu (P13, Phú Nhuận, TP HCM) cũng tỏ ra lo sợ mỗi khi đi xe ra ngoài đường. Không những thế, chị còn là nạn nhân của hai vụ dàn cảnh để cướp điện thoại.

TP.HCM lọt top nguy hiểm nhất: Một chuyện vô cảm - 1

Việc dàn cảnh để cướp đì của người đi đường cũng diễn ra khá phổ biến.

Lần đầu tiên bị cướp là khi chị đang dựng xe ở lề đường để nghe điện thoại thì có một đôi nam nữ đi gần đến, người nữ lên bảo chị đi dịch xe lên trên vì đây là gần cổng nhà người này. Nhưng khi chị Châu đi xe lên đã bị người đàn ông kia phóng xe chặn đầu và giải thích là bị lệch tay lái.

"Khi thấy người đàn ông kia lên chặn đầu xe tôi đã có cảm giác bất an trong lòng, bên trái là người đàn ông đang chặn xe tôi, bên phải là người phụ nữ kia đang đứng sát đầu xe, bỗng nhiên tôi có cảm giác lạnh sống lưng và người mình như bất động, nhìn bà kia thò tay lấy chiếc điện thoại tôi vừa bỏ vào hộc đựng đồ trên xe Vision mà không làm gì được", chị Châu chia sẻ.

Sau khi lấy được chiếc điện thoại, hai đối tượng này nhanh chóng chạy mất, còn chị Châu phải mất 15 phút sau mới định thần lại được những sự việc vừa xảy ra.

Tuy nhiên, chỉ sau vài tháng, chị Châu lại là nạn nhân tiếp theo của vụ dàn cảnh để cướp. Khi đó là một buổi chiều đi làm về, có 3 chiếc xe tiến lại gần xe chị Châu, sau đó 1 người cố tình dâm vào đuôi xe của chị này, tiếp là hai người khác ép hai bên sườn xe khiến chị không thể đi được nữa.

Khi bị ép xe như vậy, chi đã kêu họ tránh cho chị đi, nhưng cả 3 người này chỉ lườm chằm chằm vào chị khiến chị sợ cứng họng không nói được thêm điều gì.

"Sau khi bị ép xe, tôi có cảm giác người vừa tông vào đuôi xe của tôi đang thò tay vào chiếc túi tôi đeo sau lưng để móc điện thoại của tôi, nhưng tôi đành phải để cho hắn ta lấy vì không thể chạy đi đâu được khi có 3 người đang đe dọa mình, không những thế tôi còn một túi đựng laptop để ở trước xe, nếu chạy thì chúng có thể lấy cả chiếc laptop của tôi", chị Châu kể lại giây phút bị dàn cảnh móc túi.

Khi trấn tĩnh lại, chị Châu chỉ thấy những người xung quanh đang nhìn mình mà không có ai đến giúp đỡ.

Tuy đã có trải nghiệm buồn, chị Châu thì đây vẫn là nơi đáng sống, bởi con người nơi này vẫn rất hài hòa, vui vẻ. Họ thường đi làm từ thiện và vẫn nhiều người sống rất tình cảm.

Thanh Hồng - Báo Đất Việt


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày