Quá trình ‘thoát lùn’ của các cường quốc châu Á

Người châu Á vốn thấp bé, nhưng điều này đã được cải thiện đáng kể tại Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc nhờ chế độ dinh dưỡng thay đổi.

Hiroshi Mori, giáo sư tại Đại học Sensu, Nhật Bản cho rằng việc trẻ em nước này ăn ít rau quả hơn từ đầu những năm 1980 cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.

“Tôi không dám chắc rằng rau quả là yếu tố chính quyết định chiều cao của trẻ. Nhưng tôi nghi ngờ việc loại thực phẩm này giảm đáng kể trong khẩu phần ăn của thanh thiếu niên Nhật Bản có thể tác động tiêu cực tới quá trình tích lũy chất khoáng của xương”, ông giải thích.

Mức tiêu thụ rau quả bình quân đầu người tại Nhật khoảng 120 kg mỗi năm, gần như không thay đổi kể từ sau Thế chiến II. Trong khi đó, mức tiêu thụ rau quả tại Hàn Quốc đã tăng vọt trong cùng khoảng thời gian. Người Hàn vào năm 1965 chỉ ăn trung bình 82,3 kg rau quả mỗi năm, nhưng con số này tăng lên 197,9 kg vào những năm 1980 và 235,7 kg vào năm 2000.

Điểm đáng chú ý khác là người Hàn ăn gần gấp đôi lượng gạo so với Nhật trong khoảng năm 1980. Mức tiêu thụ cá trên đầu người ở Hàn Quốc cũng liên tục tăng từ 12,6 kg vào năm 1965 lên 36,6 kg vào năm 2010, trong khi mức tiêu thụ loại thực phẩm này ở Nhật gần như giữ nguyên. Kết quả là chiều cao trung bình của người Hàn Quốc đã vượt Nhật Bản từ những năm 1990, dù họ từng thấp hơn vào những năm 1960, theo Korea Times.

132 1 Qua Trinh Thoat Lun Cua Cac Cuong Quoc Chau A

Ngôi sao bóng rổ Yao Ming với chiều cao nổi bật 2,29 m tới Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc hồi tháng 3/2014. Ảnh: Reuters

Chiều cao được coi là một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong xã hội Hàn Quốc. Yonsuh Goh, nữ sinh 12 tuổi người Hàn Quốc, hàng ngày phải đi bộ trên máy tập với dây đai bằng da quấn quanh thân. Chiếc đai “cố định tư thế” treo trên trần nhà này được cho là giúp kéo giãn cột sống của Yonsuh, giữ tư thế thẳng cho cô bé và phát triển chiều cao.

“Cháu nghĩ mình có thể tự hào về bản thân nếu cao lớn. Người thấp bé sẽ bị những đứa trẻ khác trêu chọc”, Yonsuh cho biết. 

Bà Kwon Young-Joo, mẹ của Yonsuh, chở cô bé tới một phòng khám về tăng trưởng ba lần mỗi tuần. Trong vòng hai giờ, bà sẽ quan sát con gái mình đi bộ trên máy và tập yoga cùng những đứa trẻ khác dưới sự hướng dẫn của một huấn luyện viên. 

“Xã hội Hàn Quốc chỉ quan tâm đến ngoại hình. Vì vậy với tư cách là cha mẹ, tôi đang làm mọi thứ có thể để con mình không phải chịu cay đắng khi lớn lên, trong trường hợp cháu quá thấp bé”, bà Kwon giải thích. 

Tại một phòng khám khác ở Seoul, các bác sĩ cung cấp nhiều biện pháp điều trị y tế từ cả phương Tây lẫn châu Á truyền thống để tăng chiều cao cho trẻ em. Chương trình của họ có thể dự đoán chiều cao tương lai của một đứa trẻ sau vài giờ kiểm tra, bao gồm chụp X-quang, xét nghiệm máu và phân tích mẫu tóc. 

“Bố muốn cháu cao hơn bởi đây là cơ hội duy nhất để cháu phát triển”, Esther, 9 tuổi, cho biết trong lúc chờ xét nghiệm máu. Paul, 11 tuổi, anh trai của Esther, thổ lộ ước mơ của mình là cao hơn 180 cm.

Mẹ của hai em có kế hoạch đăng ký cho các con mình tham gia một chương trình tiêm hormone tăng trưởng, với chi phí 2.500 USD cho 6 tháng. Nếu đăng ký điều trị thêm bằng thuốc thảo dược, mức giá có thể lên tới 21.000 USD. Chương trình còn gồm các buổi massage và châm cứu.

“Phụ huynh tại Hàn Quốc cũng cạnh tranh quyết liệt. Họ luôn lo sợ nếu con mình không đủ cao, chúng sẽ không tìm được bạn đời tốt, thậm chí phải chịu đựng sự phân biệt đối xử tại nơi làm việc. Họ cho rằng chiều cao có mối liên hệ trực tiếp với tiềm năng tương lai của con mình”, bác sĩ Shin Dong-gil tại phòng khám cho biết. 

Nỗi sợ bị phân biệt đối xử khiến các sản phẩm và dịch vụ liên quan tới phát triển chiều cao bùng nổ, như các phòng khám tư nhân, vitamin tăng trưởng, thậm chí là giày chạy bộ đặc biệt giúp kích thích chiều cao. Tuy nhiên, Ủy ban Thương mại Hàn Quốc từng cảnh báo rằng hầu hết thuốc tăng trưởng chiều cao chỉ là thực phẩm bổ sung và hiệu quả chưa được chứng minh.

“Trong những thập kỷ qua, người Hàn Quốc đã tiêu thụ thực phẩm bổ dưỡng hơn so với trước đây. Với chiều cao trung bình của xã hội ngày càng tăng, các bậc cha mẹ lo sợ rằng con của họ có thể không đạt tới ranh giới đó”, Whang Sang-min, giáo sư tâm lý học tại Đại học Yonsei, giải thích. 

Tuy nhiên, “cuộc chiến chiều cao” của thanh thiếu niên Hàn Quốc còn gặp nhiều khó khăn do áp lực học tập căng thẳng khiến họ không còn nhiều thời gian để tập thể dục. Theo bác sĩ Kim Yang-soo, cách tốt nhất để phát triển chiều cao là “tập thể dục đều đặn, ngủ nhiều, không căng thẳng và chỉ cần thấy hạnh phúc”. 

Ánh Ngọc (Theo Lancet, SCMP, Korean Times, Japan Times, ABC News)

Nguồn: vnexpress.net


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày