Ở người bình thường, khi bị thương tích gây chảy máu, 12 yếu tố đông máu được hoạt hóa để tạo cục máu đông, ngăn máu tiếp tục chảy ra khỏi mạch máu. Tuy nhiên ở người mắc bệnh bệnh rối loạn đông máu (Hemophilia) này bệnh nhân bị thiếu hụt yếu tố đông máu trong chuỗi 12 yếu tố đông máu khiến cho quá trình đông cầm máu không diễn ra được.
12 yếu tố đông máu tham gia các con đường đông máu. (Ảnh: phuchoichucnang.com)
Bệnh rối loạn đông máu được chia làm 3 loại là Hemophilia A (thiếu yếu tố đông máu số 8) và Hemophilia B (thiếu yếu tố đông máu số 9) và Hemophilia C.
Trong đó, Hemophilia A là bệnh thường gặp nhất, chiếm 80-85%, kế đến là Hemophilia B chiếm 10 -15%, còn lại là Hemophilia C. Tỷ lệ chung trong dân số của cả 3 loại Hemophilia là 1/10.000 – 1/15.000 người.
Theo Ths. Bs Nguyễn Thị Mai – Giám đốc Trung tâm Hemophilia (Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương), Tổng thư ký Hội Rối loạn đông máu Việt Nam cho biết, bệnh Hemophilia là 1 bệnh lý rối loạn đông máu do bị tổn thương gen, do đó làm máu của bệnh nhân khó đông được.
Hiện nay, Việt Nam có rất nhiều người mang gen bệnh nhưng không biết hoặc không hiểu về bệnh để chữa trị.
Theo bác sỹ, ở những người thường có các biểu hiện chảy máu lâu cầm, bầm tím chân tay, chảy máu chân răng, chảy máu cam… thì nên nghĩ đến việc mang gen bệnh.
Thận trọng khi cơ thể hay bị chảy máu cam. (Ảnh: Healthplus.vn)
Ngoài ra, với gia đình có người từng được chuẩn đoán mắc Hemophilia, các thành viên trong gia đình cũng nên đi kiểm tra vì đa phần trường hợp mắc bệnh đều do di truyền. Bệnh di truyền theo nhiễm sắc thể giới.
Theo quy luật di truyền, nếu vợ bình thường, chồng bị bệnh thì con trai sẽ bình thường, con gái sẽ chắc chắn mang gen.
Nếu vợ mang bệnh, chồng bình thường thì xác suất cho mỗi lần sinh con là 25% con gái mang gen bệnh, 25% con gái bình thường, 25% con trai bình thường và 25% con trai bị bệnh.
Bệnh rối loạn đông máu có nguy hiểm không?
Người mắc bệnh Hemophilia do quá trình đông máu bị rối loạn, nên dễ bị chảy máu, có thể gây tàn tật, dù là chấn thương rất nhỏ như đứt tay thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Chảy máu có thể ở nhiều nơi trên cơ thể như là nướu răng, đường tiêu hóa (gây xuất huyết tiêu hóa), bàng quang (gây tiểu ra máu), trong bắp cơ, dưới da, trong khớp…. Có thể thấy những vết bầm ở nơi dễ va chạm như cánh tay, cẳng chân, khớp gối, khuỷu tay, cổ chân và vai.
Dễ bị bầm tím dưới da. (Ảnh: ViCare)
Nguy hiểm nhất là chảy máu trong khớp, nếu không được điều trị sớm bằng cách bù yếu tố đông máu bị thiếu hụt thì khớp ứ máu, sưng, đỏ, đau; sau đó đưa đến viêm khớp thoái hóa bán cấp và mãn tính.
Ths. Bs Nguyễn Thị Mai cũng cho biết, nếu người bệnh chẩn đoán muộn và điều trị không đầy đủ thì bệnh nhân có thể bị teo cơ, cứng khớp thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
Bệnh được chia thành 3 mức độ tùy theo tỉ lệ yếu tố đông máu bị thiếu hụt trong cơ thể. So với nam giới, phụ nữ khi măc bệnh sẽ gặp nhiều rắc rối hơn, nhất là khi sinh nở, có kinh nguyệt hay phải tiến hành phẫu thuật.
Cho đến nay, điều trị rối loạn đông máu đã có nhiều tiến bộ, người bệnh khi được chữa trị đúng có thể có cuộc sống như bình thường. Tuy nhiên, bệnh nhân phải điều trị liên tục.
Chăm sóc cho người mắc bệnh rối loạn đông máu
-
Tránh các hoạt động mạnh, dễ va chạm, tránh chạy nhảy; lưu ý những điều này trong quá trình học tập và chọn nghề nghiệp.
-
Đến bệnh viện ngay khi bị chấn thương.
-
Chú ý vệ sinh răng miệng ngay từ khi mới mọc răng, khám răng định kỳ 3 – 6 tháng một lần.
-
Báo cho bác sỹ biết bệnh của bản thân, nhất là trước khi nhổ răng hay cắt a-mi-đan. Tránh dùng các thuốc giảm đau có Aspirin và kháng histamine vì ức chế ngưng tụ tiểu cầu. Không dùng thuốc kháng viêm không steroid vì có nguy cơ chảy máu.
Nguồn: Dkn.tv
© 2024 | Thời báo ĐỨC