Người dân một số xã trên địa bàn tỉnh Tiền Giang làm sạch nước để sinh hoạt hàng ngày.
Con số này được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đưa ra trong báo cáo tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chiến lược Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, tổ chức hôm 30 tháng 11 tại Sóc Trăng.
Từ năm 2000, chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ Hà Nội phê duyệt và Bộ NN&PTNT là cơ quan tổ chức thực hiện. Mục tiêu của chiến lược là đến năm 2020, 100% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn vệ sinh Việt Nam và 100% dân cư nông thôn sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ sinh, đồng thời 100% cơ sở chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh.
Tuy nhiên đến nay, còn hơn 30 triệu người dân nông thôn chưa được sử dụng nước đạt quy chuẩn Việt Nam; hơn 16 triệu người dân nông thôn đang sử dụng nhà vệ sinh không hợp vệ sinh; hơn 5 triệu học sinh phổ thông chưa được sử dụng công trình nước sạch và nhà vệ sinh đảm bảo trong trường học.
Cũng theo tính toán của Bộ NN&PTNT thì từ năm 2021, Việt Nam áp dụng quy chuẩn cấp nước QC-01/2018/QCVN thì số lượng người dân chưa được cấp nước đạt quy chuẩn còn lớn hơn nhiều. Hiện nay nguồn nước đang đứng trước nhiều thách thức như biến đổi khí hậu và thiên tai, đặc biệt là hạn hán, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt... Do đó, vấn đề suy giảm số lượng và ô nhiễm chất lượng nguồn nước ngày càng tăng.
Tổng cục Thủy lợi cho biết sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định về nước sạch nông thôn, đồng thời trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến 2030, tầm nhìn 2045.
Theo: RFA
© 2024 | Thời báo ĐỨC