Đi viện chữa bệnh này lại ‘được’ thêm bệnh khác: Nỗi lo ngày một lớn

Y học hiện đang phát triển, nhưng không có nghĩa là toàn vẹn. Chưa nói đến những thử nghiệm, hay những phát minh mới đều phải trả giá để có được. Người bệnh cũng đang phải trả cái giá đó cùng với nền y học này mỗi ngày đó chính là nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV).

Sáng ngày 27/11/2017 tại BV Sản Nhi Bắc Ninh, 4 trẻ sơ sinh tử vong cùng một lúc do sốc nhiễm khuẩn, 11 em bé đang được điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh ngay chiều và tối 20/11 cũng đã được chuyển gấp lên Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) để cấp cứu.

Trong số này, có đến 7 bé được bác sĩ xác định bị nhiễm trùng, theo dõi nhiễm trùng huyết, đều phải nằm cách ly trong điều kiện vô trùng.

Đi viện chữa bệnh này lại ‘được’ thêm bệnh khác: Nỗi lo ngày một lớn - 0

Ảnh: baomoi.com

Sự việc này lại thêm một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo mức độ nguy hiểm của NKBV ở Việt Nam cũng như bất kỳ BV nào.

Ở Việt nam, công bố kết quả nghiên cứu ở 10 BV của Bộ y tế cho thấy tỷ lệ NKBV là 5,8% và viêm phổi BV chiếm 55,4%. Các BV tuyến trung ương có tỷ lệ NKBV cao hơn các tuyến dưới.

Khái niệm và những con số báo động

NKBV là tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra do hậu quả của nằm viện, nghĩa là: Bệnh nhân không có tình trạng ủ bệnh lúc nhập viện và tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra tối thiểu 48 giờ sau nhập viện.

Tính từ giữa những năm đầu thế kỷ 19, tình hình NKBV là một thách thức đối với nền y học. Trong suốt thời gian dài, bệnh viện được coi là nơi đề chữa bệnh nhưng cũng được coi là nơi để “mắc bệnh”. Cho đến hiện nay người ta cũng đã tìm ra được nguyên nhân gây ra NKBV nhưng cách giải quyết dường như vẫn chỉ là thành công ở một phương diện nào đó.

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa kỳ ước tính hằng năm trên thế giới trung bình có 2 triệu người NKBV, trong đó có hơn 90.000 ca tử vong. Điều này đã làm cho ngân sách chi cho dịch vụ chăm sóc y tế tăng thêm từ 4,5 – 5,7 tỷ đô mỗi năm và thời gian nằm viện tăng trung bình từ 4-7 ngày.

NKBV không chỉ là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ người bệnh tử vong, biến chứng, tăng ngày nằm điều trị, mức sử dụng kháng sinh, sự kháng thuốc của vi sinh vật, mà còn khiến cho gánh nặng chi phí dùng thuốc và gánh nặng bệnh tật cho cả người bệnh và hệ thống y tế ngày càng lớn.

Các nguyên nhân gây NKBV

Yếu tố môi trường

Đi viện chữa bệnh này lại ‘được’ thêm bệnh khác: Nỗi lo ngày một lớn - 1

Ảnh: Petrotimes

Trong các nguyên nhân dẫn tới NKBV thì nguyên nhân hàng đầu phải kể đến là do môi trường bệnh viện như không khí, nước không đảm bảo do tập trung lượng người lớn, với nhiều mầm bệnh đến từ bệnh nhân, người nhà hay chính từ quá trình xử lý rác thải không đảm bảo trong bệnh viên hay hệ thống y tế xuống cấp không đảm bảo an toàn trong việc can thiệp điều trị,…

Vi khuẩn

Đi viện chữa bệnh này lại ‘được’ thêm bệnh khác: Nỗi lo ngày một lớn - 2

Vi khuẩn tụ cầu. (Ảnh: Drugs)

Chiếm 90% các tác nhân gây NKBV, thường gặp nhất là các vi khuẩn hiếu khí Gram âm, tụ cầu, liên cầu ruột.

Trực khuẩn Gram âm là những trực khuẩn đường ruột như E. coli, trực khuẩn mủ xanh thường tìm thấy trong NKBV ở những bệnh nhân mà cơ chế bảo vệ bị suy giảm.

Các cầu khuẩn Gram dương, trong đó S. aureus là tác nhân gây bệnh quan trọng. Nó thường gây nhiễm trùng vết thương, vết bỏng và thông tĩnh mạch.

Những nhiễm trùng cơ hội gây nên bởi những vi khuẩn độc lực thấp (S. epidermidis) và nấm (Aspergillus, Candida) cũng thường gặp. Viêm ruột kết do Clostridium dificile là hậu quả của sự biến đổi khuẩn chí đường ruột do điều trị kháng sinh.

Virus

Virus là tác nhân gây NKBV chiếm 8% trong các tác nhân, trong đó:

Virus đường hô hấp như virus hợp bào đường hô hấp và virus cúm, gần đây virus corona gây bệnh SARS (Severe acute respiratory syndrom) là các tác nhân thường gặp nhất gây NKBV.

Những virus khác như virus viêm gan B, C, HIV liên hệ đến nhiễm trùng do truyền máu hoặc sử dụng các sản phẩm máu…

Nấm

Chiếm 1%, chủ yếu là nấm Candida, Aspergillus,…

Yếu tố con người

Nhân viên y tế

Đi viện chữa bệnh này lại ‘được’ thêm bệnh khác: Nỗi lo ngày một lớn - 3

Các nhân viên y tế thường xuyên rửa tay để tránh phát tán nguồn bệnh nhiễm khuẩn. Ảnh: KPCC.

Nhân viên y tế là những người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, nên khi tiến hành thủ thuật không đảm bảo vô trùng dụng cụ y tế, hay các nguyên tắc vô trùng trong khi thăm khám bệnh nhân thì chính nhân viên y tế là người mang bệnh trực tiếp đến với bệnh nhân.

Người bệnh

Khi mắc bệnh, hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh xâm nhiễm một cách dễ dàng.

Người nhà bệnh nhân

Người nhà bệnh nhân có thể là những người đang NK, những người đang trong thời kỳ ủ bệnh hoặc là người lành mang khuẩn, nên trong quá trình chăm sóc cho người bệnh đã vô tình mang thêm bệnh cho bệnh nhân.

Ngoài ra những người tham gia chăm sóc BN cũng góp phần vào việc lan truyền vi khuẩn từ BN này sang BN khác khi không tuân thủ chặt chẽ các qui định về vệ sinh an toàn chống NK trong BV.

Do vi khuẩn kháng kháng sinh

Đi viện chữa bệnh này lại ‘được’ thêm bệnh khác: Nỗi lo ngày một lớn - 4

Vi khuẩn kháng kháng sinh đang ngày càng trở thành vấn đề ko thể giải quyết của ngành y. Các chuyên gia y tế cảnh báo rằng cho tới vài năm nữa thì kháng sinh sẽ mất tác dụng các loại vi khuẩn bởi sự thay đổi để thích nghi và sinh tồn, chúng mang đến những gen quy định mới mà thuốc của chúng ta không còn tác dụng.

Đây cũng chính là lý do vì sao công tác chống NKBV đã tiến hánh từ lâu nhưng kết quả đạt được không mấy khả quan.

Trong khi vi sinh vật biến đổi thì nguồn thuốc của chúng ta lại không biến đổi, hoặc khôngtheo kịp. Như thế càng ngày những kháng sinh mạnh cũng sẽ không còn tác dụng nữa.

Minh Nguyên

 


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày