Chúng ta có thêm rất nhiều tỉ phú nhưng còn rất nhiều người lao động nghèo

“Chúng ta có thêm rất nhiều tỉ phú nhưng cũng còn rất nhiều NLĐ nghèo... Không ít công nhân trong nắng nóng hơn 40 độ này đang ở trong căn nhà fipro ximăng nóng bức, chật chội, có nhiều người mong được đi làm thêm giờ để tránh nóng, giảm tiền điện…

Đây là điều không thể không suy nghĩ khi tiếp cận vấn đề hài hòa khi sửa đổi Bộ luật Lao động” - ông Ngọ Duy Hiểu trăn trở.

132 1 Chung Ta Co Them Rat Nhieu Ti Phu Nhung Con Rat Nhieu Nguoi Lao Dong Ngheo

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu phát biểu tại phiên họp. Ảnh: HN

Đây là điều không thể không suy nghĩ khi tiếp cận vấn đề hài hòa khi sửa đổi Bộ luật Lao động” - ông Ngọ Duy Hiểu trăn trở.

Đau lòng khi chấp nhận tăng giờ làm thêm

Chiều 19.5, Ủy ban Về các vấn đề xã hội đã tiến hành phiên họp toàn thể lần thứ 13 thẩm tra dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). Ủy viên TƯ Đảng, Ủy viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh chủ trì phiên họp.

Ông Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi thống nhất phương án mở rộng khung thoả thuận làm thêm tối đa lên đến 400 giờ/năm nhưng tâm trạng rất buồn và trăn trở vì đại diện cho người lao động (NLĐ) nhưng phải chấp nhận điều này vì lương đang rất thấp nên họ buộc phải chấp nhận làm thêm nhiều.

Tại Hội thảo về mạng lưới Công đoàn các khu công nghiệp được tổ chức mới đây, chúng tôi rùng mình khi Chủ tịch công đoàn Khu công nghiệp ở Long An cho biết tỉ lệ tín dụng đen trong công nhân có nơi lên đến 50%. Đã có cán bộ công đoàn bị đánh giữa đường vì tuyên truyền về việc không sử dụng tín dụng đen. Có người lại được mang 50 triệu đồng để “mua chuộc” đừng tuyên truyền về vấn đề tín dụng đen nữa”, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chia sẻ.

Chấp nhận việc mở rộng khung tối đa giờ làm thêm, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất việc chi trả tiền lương làm thêm phải theo phương pháp tính luỹ tiến. Đó là mong muốn của đông đảo người lao động - ông Hiểu nhấn mạnh.

Cách tính lương như vậy đảm bảo quyền lợi người lao động, bù đắp chi phí tái sản xuất sức lao động, đồng thời tránh tình trạng doanh nghiệp không tuyển dụng lao động phù hợp với quy mô và năng lực để trốn nghĩa vụ, giảm nguy cơ tai nạn lao động. Đồng thời, NLĐ sẽ có nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi và chăm sóc con cái, quan tâm người thân trong gia đình.

132 2 Chung Ta Co Them Rat Nhieu Ti Phu Nhung Con Rat Nhieu Nguoi Lao Dong NgheoCác đại biểu dự phiên họp. Ảnh: HN

Ông Ngọ Duy Hiểu cũng bày tỏ: Có ý kiến cho rằng, nên để cho NLĐ hoặc đại diện của họ thương lượng với người sử dụng lao động, nhưng thực tế giữa NLĐ và chủ sử dụng lao động luôn tồn tại quan hệ bất bình đẳng.

Đơn cử, theo quy định, giờ làm thêm phải theo thoả thuận và có giới hạn nhưng trên thực tế, quá nhiều nơi đang vi phạm giờ làm thêm. Nếu không chấp hành theo yêu cầu của doanh nghiệp, NLĐ sẽ đối diện với việc chấm dứt hợp đồng làm việc. Vì thế, khi đề xuất phải căn cứ vào tính khả thi và bảo vệ mạnh mẽ hơn bên yếu thế trong quan hệ lao động.

Đây là điều không thể không suy nghĩ khi tiếp cận vấn đề hài hòa khi sửa đổi Bộ luật Lao động” - ông Ngọ Duy Hiểu trăn trở.

Lao động trực tiếp, nghề đặc thù cần được ưu tiên về tuổi nghỉ hưu

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu bày tỏ đồng ý quan điểm tăng tuổi nghỉ hưu, tuy nhiên phải quan tâm đối tượng, lĩnh vực ngành nghề và mức tăng tuổi.

“Chúng ta cần phát huy thời cơ thời kỳ dân số vàng đồng thời cũng đang là thời kỳ già hóa dân số, việc quy định tuổi nghỉ hưu phải tính toán cân nhắc kỹ lưỡng. Đối tượng lao động trực tiếp của một số ngành nghề và những ngành nghề đặc thù cần giữ nguyên hoặc mức tăng ít. Có thể nghiên cứu thiết kế lại cách thể hiện lộ trình để NLĐ dễ hiểu nhất, tránh bị hiểu nhầm”, ông Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khẳng định ý kiến của Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu tại hội nghị hôm nay là tiếng nói của NLĐ, kết quả của quá trình khảo sát, lắng nghe toàn diện, tiếp thu tối đa và phân tích đa chiều ý kiến của đông đảo NLĐ. Tổng LĐLĐ Việt Nam mong muốn có một bộ luật thực sự khả thi, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và thị trường lao động lành mạnh, bảo vệ NLĐ trong mối quan hệ hài hoà với lợi ích của chủ sử dụng lao động.

 

Nguồn: Báo Lao động


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày