Biến chủng Covid-19 mới tại Việt Nam là gì mà có khả năng lây lan nhanh hơn trước tới 70%?

Biến chủng tại Việt Nam được nhận định có khả năng lây lan nhanh hơn trước tới 70%. Nhưng khả năng ấy đến từ đâu.

132 1 Bien Chung Covid 19 Moi Tai Viet Nam La Gi Ma Co Kha Nang Lay Lan Nhanh Hon Truoc Toi 70

Như đã đưa tin, chiều 2/2, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long họp trực tuyến với các điểm cầu của các tỉnh, huyện có ca bệnh Covid-19. Trong nội dung cuộc họp có đề cập đến việc làn sóng dịch bệnh tại Việt Nam thời gian gần đây xuất phát từ một biến chủng mới, có khả năng lây nhiễm nhanh hơn 70% so với chủng cũ.

Nhưng biến chủng mới này có gì mà tốc độ lây lan lại tăng vọt lên đến như vậy?

Biến chủng Covid-19 mới

Ở thời điểm hiện tại, đang có 4 biến chủng Covid-19 mới khiến giới khoa học mất ngủ hàng đêm. Ngày 1/2, nhóm nghiên cứu Covid-19 từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM và Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (đặt tại TP.HCM) đã công bố phân tích đột biến về chủng Covid-19 đang lây lan tại Việt Nam. Kết quả cho thấy, biến chủng có mặt tại Việt Nam dường như chính là B.1.1.7 - biến chủng có khả năng lây lan mạnh mẽ nhất hiện nay.

B.1.1.7 là biến chủng xuất hiện ở Anh, hiện đang đứng đầu danh sách gây lo ngại đối với thế giới. CDC Hoa Kỳ tuần qua đã cảnh báo, B.1.1.7 hoàn toàn có khả năng khiến đại dịch trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.

Tuy rằng cụm từ "virus đột biến" thực sự có thể gây lo sợ, giới khoa học tỏ ra khá an tâm với những gì họ tìm được ở thời điểm hiện tại. Theo đó, hệ miễn dịch của con người có thể xử lý được biến thể mới của chủng virus này.

"Nó sẽ không gây hậu quả nghiêm trọng hơn, cũng không khiến tỉ lệ nhập viện hoặc tử vong thay đổi," - Gregory Armstrong, chuyên gia của CDC nhận định. "Những gì chúng tôi xác định được là chúng lây lan vẫn theo những cách cũ."

Điều này có ý nghĩa rất lớn, bởi lẽ những quy tắc để ngăn sự lây lan của chủng cũ hoàn toàn có thể được áp dụng - bao gồm khẩu trang, giãn cách xã hội, rửa tay thường xuyên.

Tại sao biến chủng mới lây lan mạnh mẽ hơn?

Biến chủng mới đột biến ở các gai protein, khiến chúng xâm nhập tế bào dễ dàng hơn. Nghĩa là với một số người, việc hít một luồng không khí có chứa virus bên trong có thể dễ bị nhiễm bệnh hơn, thay vì khả năng thải ngược ra ngoài một cách an toàn như chủng cũ.

132 2 Bien Chung Covid 19 Moi Tai Viet Nam La Gi Ma Co Kha Nang Lay Lan Nhanh Hon Truoc Toi 70

Theo Armstrong, các bằng chứng cho thấy B.1.1.7 lây nhiễm dễ hơn là thứ khiến ông lo ngại. Đầu tiên, chủng mới xâm chiếm vùng Đông Nam nước Anh trong khoảng thời điểm đáng lẽ phải bị phong tỏa vào tháng 11 - 12, lây nhiễm nhiều hơn tới 50%. Hơn nữa, những người nhiễm B.1.1.7 có lượng virus trong cơ thể nhiều hơn hẳn. Điều này là phù hợp với logic, khi chủng mới dễ xâm nhập tế bào hơn và sinh sôi cũng dễ hơn.

Tuy nhiên, ông bác bỏ các lo ngại về việc chủng mới lây lan ở trẻ em dễ hơn. Theo ông, việc nước Anh duy trì mở cửa trường học vào giai đoạn phong tỏa - cũng chính là lúc B.1.1.7 lây lan - mới là lý do khiến nhiều trẻ em nhiễm bệnh.

Về tổng thể, Armstrong nhận định mọi người cần phải nỗ lực hơn nữa để ngăn chặn sự lây lan của B.1.1.7, cho đến khi chương trình vaccine thực sự phủ sóng.

Theo VnExpress


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày