Tổng thống Trump đã làm gì khác biệt trong vấn đề nhân quyền?

Tổng thống Donald Trump đã chứng minh rằng ông không ngại đứng lên vì những điều đúng đắn.

Tuần trước, chính quyền của ông đã công bố các lệnh trừng phạt đối với 14 thực thể và cá nhân Iran.

Dưới các lệnh trừng phạt, một số thủ phạm tồi tệ nhất của Iran về lạm dụng nhân quyền đã bị nhắm mục tiêu.

Một người như vậy là ông Gholamreza Ziaei, Giám đốc nhà tù Rajaee Shahr nổi tiếng ở phía Tây Tehran, nổi tiếng với việc bắt giam các đối thủ chính trị.

Hàng ngàn người biểu tình đã xuống đường từ cuối tháng 12/2017 để kêu gọi thay đổi chính phủ Hồi giáo của Iran vốn nắm giữ quyền lực từ năm 1979. Và rất nhiều người trong số họ đã bị tống giam.

Tại nhà tù Rajaee Shahr, những người biểu tình đã bị lạm dụng tình dục, bị tra tấn, và một số trường hợp bị hành quyết bất hợp pháp.

Các biện pháp trừng phạt được áp dụng bằng mọi cách lên cơ quan hàng đầu của chế độ Iran bằng cách nhắm mục tiêu vào ông Sadegh Amoli Larijani là người đứng đầu cơ quan tư pháp của Iran và có người anh trai là người đứng đầu của Quốc hội Iran.

Dưới sự giám sát của ông Larijani, nước này đã đưa ra nhiều án tử hình đối với trẻ vị thành niên và ra lệnh tra tấn tù nhân.

Trừng phạt nhanh chóng đối với chính phủ Hồi giáo về việc đàn áp các cuộc nổi dậy phổ biến ở Iran tại hơn 100 thành phố cho thấy chính quyền Trump nghiêm túc về việc đứng lên chống lại những người lạm dụng quyền lực.

Trong nhiều năm qua, Mỹ dưới sự lãnh đạo của các tổng thống tiền nhiệm chỉ phản đối việc vi phạm nhân quyền bằng việc nêu tên, mà không có hành động cụ thể thực tế chống lại những người vi phạm.

Tổng thống Trump đã làm gì khác biệt trong vấn đề nhân quyền? - 0

Tổng thống Donald trump. (Ảnh BBC)

Nhưng tháng 12 năm ngoái, Tổng thống trump đã gửi một thông điệp mạnh mẽ nhất của mình rằng Hoa Kỳ sẽ không còn cho phép lạm dụng nhân quyền như vậy nữa.

Trong một lệnh hành pháp được ký vào ngày 21/12/2017, Tổng thống Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về “những vi phạm nhân quyền trầm trọng và tham nhũng” đang diễn ra trên toàn thế giới.

Lệnh hành pháp này dựa trên cơ sở của Đạo luật Trách nhiệm Giải trình Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu, cho phép tổng thống Hoa Kỳ trừng phạt bằng cách cấm nhập cảnh hay đóng băng tài sản trên đất Mỹ của bất cứ cá nhân hay thực thể pháp lý nào ở nước ngoài vi phạm nhân quyền và tham nhũng nghiêm trọng.

Một trong số các mục tiêu đầu tiên được áp dụng dưới lệnh hành pháp này là ông Cao Yến, Giám đốc chi nhánh Chaoyang của Cục Công an Bắc Kinh, Trung Quốc về cái chết của một nhà hoạt động nhân quyền bị bắt giam vào tháng 3/2014.

Năm 2014, ông Cao Yến là người phụ trách trại giam của công an quận Triều Dương, Bắc Kinh, nơi giam giữ nhà hoạt động nhân quyền Tào Thuận Lợi.

Bà Tào bị tra tấn, không được chăm sóc y tế và qua đời sau 6 tháng bị giam cầm. Những người ủng hộ cho biết bà đã yêu cầu được điều trị bệnh lao và bệnh gan, nhưng bị khước từ liên tiếp cho tới những ngày cuối cùng trước khi rơi vào tình trạng hôn mê.

Cái chết của bà Tào đã làm dấy lên một làn sóng phản đối, công kích dữ dội nhà cầm quyền ở Bắc Kinh.

Tại Trung Quốc, vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất là cuộc đàn áp hàng triệu học viên Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp), một môn khí công ôn hòa để nâng cao tinh thần và sức khỏe dựa theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.

Theo thống kê do trang web Minh Huệ công bố, có 4.103 học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn đến chết chỉ vì từ chối từ bỏ đức tin của mình và ít nhất hàng trăm nghìn học viên đã bị giam giữ trong các nhà tù và các trại cưỡng bức lao động kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào tháng 7/1999 bởi cựu Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Giang Trạch Dân.

Ông Giang đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công mà không có cơ sở pháp lý. Theo luật pháp Trung Quốc hiện hành, tu luyện Pháp Luân Công vẫn luôn là hợp pháp.

Để triển khai các chính sách bức hại, ông Giang Trạch Dân đã tạo đà cho nạn tham nhũng trong các quan chức chính phủ. Nhiều thủ phạm của cuộc bức hại, gồm Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai, đã bí mật gửi những món tiền bất chính của mình ra nước ngoài.

Để hỗ trợ cho việc thực thi Đạo luật Magnitsky Toàn cầu, các học viên Pháp Luân Công đã chủ động thu thập các bằng chứng của những tội ác này và sẽ trình lên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Trong những tháng tới, chúng ta sẽ thấy công cụ mạnh mẽ này của chính quyền Trump được sử dụng rộng rãi để chống lại những người lạm dụng quyền lực trên thế giới.

An Bình, theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh

 


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày