Ngoài Putin, các nhà lãnh đạo Bolivia và Zimbabwe cũng được chọn làm diễn giả chính tại phiên họp toàn thể của SPIEF vào chiều thứ Sáu.
Đồng đô la vừa là tiền tệ của Mỹ và thế giới.
Trong khi Mỹ chiếm khoảng 15,5% GDP toàn cầu (PPP), nhưng đồng đô la lại tham gia vào đến 88% tất cả các giao dịch tiền tệ quốc tế. Và có đến khoảng 58% dự trữ toàn cầu được giữ bằng đồng Đô la Mỹ. Đây là con số được công bố mới nhất cách đây chừng 1 tháng
Kế đến là đồng eur, đồng Bảng, đồng Yên. Còn đồng nhân dân tệ chỉ chiếm vài phần trăm và đồng rúp thì zezo.
- Người ta nhìn vào con số hơn 1,3 nghìn tỷ đô trái phiếu chính phủ Mỹ mà Trung Quốc đang nắm giữ vào thời điểm cao nhất, và xem như Trung Quốc là “chủ nợ” của Mỹ lớn nhất thế giới. Từ đầu năm 2024 đến nay, Trung Quốc bán tháo gần nửa số trái phiếu trên, để hiện còn nắm giữ 770 tỷ đô, thì người ta lại ca ngợi Trung Quốc đang “phi đô la hoá” và đồng Nhân dân tệ lên ngôi
- Hiện có 27 nghìn tỷ USD trái phiếu Mỹ đang lưu hành thì Cục Dự trữ Liên bang sở hữu 35%. Khối tư nhân Mỹ sở hữu khoảng 35%. Người nước ngoài sở hữu chừng 27%. Trong đó có Trung Quốc sở hữu chưa đến 3%.
- Nga chấm dứt hoàn toàn việc thanh toán bằng đồng Đô la Mỹ là do bị cấm chứ hoàn toàn không phải do đồng rúp Nga có uy tín, hay Nga đủ khả năng loại bỏ đồng đô la
- Người ta tuyên truyền rằng kinh tế Mỹ đang suy thoái, nợ công tăng cao khiến đồng đô la Mỹ mất dần vị thế. Nhưng thực tế thì lúc này, tại Mỹ:
Điểm số quan trọng nhất là sự an toàn tín dụng, và Mỹ hiện đang an toàn số 1 thế giới. Khi, trong số 18 nghìn tỷ khoản vay của hộ gia đình Hoa Kỳ, chỉ có 250 tỷ (1,4 %) giá trị khoản vay là quá hạn nghiêm trọng và con số này chỉ tăng khoảng 50 tỷ trong 12 tháng qua. Tức nợ xấu quá thấp
Đồng thời, lương người lao động tăng cao hơn lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất gần như trong mọi thời đại
Còn Nga và Trung Quốc?
Họ cố gắng tuyên truyền tô hồng mọi chỉ số nhằm để lừa gạt chính người dân của họ. Đồng thời thổi phồng sức mạnh cho BRICS để lôi kéo các nước nghèo háo danh tham gia, nhằm mục đích bòn rút mồ hôi, nước mắt của người dân các nước nghèo đó.
Còn thực tế thì Nga xem như không tính nữa.
Trong bài phát biểu toàn thể tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF) hôm thứ Sáu, Tổng thống Vladimir Putin cho biết các quốc gia trên toàn cầu đang chạy đua để “củng cố chủ quyền” trong bối cảnh các quốc gia phương Tây nỗ lực “duy trì vai trò bá chủ khó nắm bắt của họ” .
Từng được mệnh danh là “Davos của Nga”, SPIEF trong nhiều năm đã thu hút các doanh nhân, nhà đầu tư và quan chức hàng đầu phương Tây đến quê hương của Putin, phục vụ như một địa điểm cho các giao dịch quốc tế lớn như đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc.
Nhưng kể từ khi Nga xâm chiếm Ukraine vào năm 2022, đội hình của họ đã phản ánh chính sách xoay trục của Moscow sang châu Á và châu Phi trong bối cảnh nước này bị cô lập về ngoại giao và kinh tế với các đồng minh phương Tây của Kyiv. Ngoài Putin, các nhà lãnh đạo Bolivia và Zimbabwe cũng được chọn làm diễn giả chính tại phiên họp toàn thể của SPIEF vào chiều thứ Sáu.
Trung Quốc thì đang phải vật lộn với những vấn đề nghiêm trọng nhất mà họ từng gặp. Đặc biệt nhất là nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã đang bị rút ra khỏi Trung Quốc để dịch chuyển sang Mỹ. Cùng đó là các lệnh trừng phạt về bán dẫn và công nghệ chip đến từ Mỹ và EU đang khiến Trung Quốc chao đảo
Hài hước nhất là Ngân hàng BRICS vẫn đang phải vật lộn khó khăn khi thiếu đồng đô la Mỹ để hoạt động
Lê Xuân Nghĩa
© 2024 | Thời báo ĐỨC