Chúng ta vẫn biết, khi muốn mở một nhà hàng, điều đầu tiên cần quan tâm là vị trí địa lý, rồi sau đó cần tạo một không gian sao cho thật bắt mắt, cách trang trí càng tinh tế thì càng thu hút sự chú ý của khách hàng. Nhưng nhà hàng Methane Gas đi ngược lại hoàn toàn với những tiêu chí đó, họ lựa chọn một không gian “khó tin nhất” ở một vị trí ít ai ngờ nhất.
Sarimin và Suyatmi quyết định mở ra nhà hàng với mong muốn giúp đỡ phần nào cho người nghèo.
Nhà hàng “kỳ lạ” này được điều hành bởi cặp vợ chồng Sarimin và Suyatmi, được dựng lên bên cạnh bãi rác Jatibarang. Đây là nơi những người dân sống trong vùng thường đến để nhặt rác bằng nhựa hoặc kính để đem bán lấy tiền kiếm sống.
Sarimin và Suyatmi cũng đã có 40 năm nhặt rác, họ hiểu được nỗi vất vả của người lao động nghèo khi mà mỗi ngày chỉ kiếm được chưa đến 25 USD nhưng phải trang trải rất nhiều chi phí cho cuộc sống. Vì vậy, hai vợ chồng đã quyết định mở ra nhà hàng với mong muốn giúp đỡ phần nào cho người nghèo.
“Khi đó, giá của rác thải nhựa rất bèo, chỉ khoảng 908 đồng cho một kg. Vậy nên chẳng ai muốn nhặt rác nhựa. Chúng tôi đã nghĩ, sao không để những người nhặt rác trả tiền ăn bằng rác nhựa?”, Sarimin kể.
Bởi lý do đặc biệt đó, khi đến với nhà hàng, thực khách không cần mang tiền mặt đến ăn mà sẽ dùng chính chất thải tái chế họ vừa nhặt được để trao đổi. Hai vợ chồng Sarimin sẽ có trách nhiệm cân rác, tính giá trị rồi trừ vào tiền ăn và trả lại tiền thừa nếu có.
“Tôi nghĩ là chúng tôi tái chế được một tấn rác nhựa mỗi ngày, khá là nhiều. Bằng cách này, rác nhựa sẽ không bị dồn ứ lên, rơi xuống sông và gây ngập lụt“. Sarimin kể. “Kế hoạch này không chỉ giúp ích người nhặt rác mà có ích cho tất cả mọi người”.
Giờ đây, Sarimin và Suyatmi bận rộn luôn tay luôn chân để làm món ăn…. ngay cạnh bãi rác thải.
Nhà hàng có đủ chỗ cho 30 người cùng lúc, đồ ăn tuy đơn giản những vẫn đảm bảo có cá, súp rau, cơm, trứng luộc cùng một số món truyền thống khác. Kể từ sau khi nhà hàng được mở ra, không chỉ góp phần giảm thiểu rác thải và hỗ trợ được cho những người nghèo mà thu nhập của hai vợ chồng Sarimin cũng tăng lên gấp đôi. Giờ đây, Sarimin và Suyatmi bận rộn luôn tay luôn chân để làm món ăn… ngay cạnh bãi rác thải.
Có lẽ điều tuyệt vời nhất mà lòng tốt mang lại chính là giúp cả người cho và người nhận đều trở nên tốt đẹp và hạnh phúc. Chúng ta không cần phải đợi bản thân mình có điều kiện tốt, hoàn cảnh thuận lợi rồi mới có thể giúp đỡ người khác, bởi sự chân thành mới là điều đáng quý nhất. Giống như hai vợ chồng Sarimin và Suyatmi vậy, họ không sở hữu nhiều tiền bạc nhưng chính trái tim nhân hậu đã khiến họ giàu có hơn bất cứ ai.
“Tặng gấm trong hoa không bằng tặng than trong tuyết”…
Một hành động tử tế, dù là nhỏ thôi, cũng đủ để thay đổi cuộc đời người khác, bởi vì,“tặng gấm trong hoa không bằng tặng than trong tuyết”…
Nguồn ảnh: Maxeat.com
Nguồn: Linh An/ĐKN
© 2024 | Thời báo ĐỨC