Căng thẳng trong quan hệ giữa Đức vàThổ Nhĩ Kỳ đang làm trầm trọng thêm những xung đột trong lòng NATO, và nhờ đó phần nào kéo Ankara về phía Moscow, mang lại lợi ích cho Nga.
Ria Novosti đưa tin, Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang giam giữ chín công dân người Đức, và dự định sẽ tiếp tục bắt giữ những người khác nữa. Dogan Akhanli, 60 tuổi, có hộ chiếu của cả hai quốc gia, đã bị bắt giữ tại Tây Ban Nha theo yêu cầu của Ankara. Việc Thổ Nhĩ Kỳ dẫn độ Akhanli đã làm trầm trọng thêm một mối quan hệ vốn không êm đềm với Berlin:
Thủ tướng Angela Merkel đã cam kết sẽ đưa ra biện pháp trả đũa, và Ngoại trưởng Zigmar Gabriel đã hủy các cuộc đàm phán về liên minh thuế quan. Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ Chính trị Nga Alekxey Makarkin nhận định rằng, tình hình chính trị trong nước đang khiến cho một cuộc đối đầu kéo dài giữa Ankara và Berlin là không thể tránh khỏi.
Về phần mình, Nga có thể tận dụng những gì đang diễn ra để đạt được những lợi ích chiến thuật trong quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ.
Foto: Thủ tướng Đức Merkel, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan
Ankara muốn trừng phạt
Trong 13 tháng qua, kể từ ngày 16/7/2016 - thời điểm cuộc đảo chính quân sự thất bại ở Thổ Nhĩ Kỳ, mối quan hệ giữa nước Cộng hòa Hồi giáo và phương Tây đang nặng nề hơn vì những cáo buộc khủng bố. Theo quan chức Ankara, Liên minh Châu Âu và Đức đang ủng hộ những người tham gia cuộc đảo chính.
Hiện Đức đã cấp quy chế tị nạn cho hai cựu tướng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bị buộc tội tham gia vào âm mưu đảo chính. Danh sách tị nạn chính trị trên thực tế còn dài hơn nhiều: Ankara đang tìm cách dẫn độ 4.500 công dân của mình. Không có hy vọng nào về sự trợ giúp của Berlin trong vấn đề này: phía Đức xem tất cả các cáo buộc chống lại họ là không có căn cứ.
Sự hiểu lầm lẫn nhau giữa các bên làm cuộc đấu thêm trầm trọng. Truyền thông Đức, sau âm mưu đảo chính, đã đổ lỗi cho Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, nếu nói giảm đi là đối xử không cân bằng giữa những người có liên quan, còn nói quá lên–đang nhân cơ hội trừng phạt cả những người không liên quan.
Báo chí Thổ Nhĩ Kỳ và các trang mạng cũng đáp trả người Đức theo cách tương tự.
Trên một trong những bài báo đó, Thủ tướng Angela Merkel được gọi là "mẫu hậu của khủng bố" và được miêu tả như Đức Quốc xã.
Chính bản thân ông Erdogan cũng làm tăng thêm xung đột với Berlin. Tháng 8/2017, Tổng thống tuyên bố rằng các đảng hàng đầu ở Đức, trong đó có Đảng Dân chủ Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) của Thủ tướng Đức Angela Merkel, là "kẻ thù của Thổ Nhĩ Kỳ", đồng thời kêu gọi cộng đồng người người nhập cư gốc Thổ bỏ phiếu chống lại họ.
Bài phát biểu của ông Erdogan đánh đúng vào thời điểm: cuộc tổng tuyển cử Đức dự kiến diễn ra ngày 24/9/2017, trong đó sẽ quyết định số phận của bà Angela Merkel.
Sự ủng hộ của người nhập cư gốc Thổ tại Châu Âu
Theo ông Makarkin, việc cả hai bên đưa ra tuyên bố thúc đẩy các động thái trước cuộc bầu cử, có thể có lợi cho Nga một cách gián tiếp. "Hãy nhớ lại cách diễn biến xảy ra trong năm nay. Tháng Tư vừa rồi, Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức một cuộc trưng cầu về việc tăng quyền hạn cho tổng thống. Đó là thời điểm trùng với các cuộc bầu cử ở Hà Lan.
Các nhà chức trách Hà Lan phản đối sự xuất hiện của các chính trị gia Thổ Nhĩ Kỳ, những người mong muốn diễn thuyết trước các công dân nhập cư gốc Thổ đang sống tại nước này. Vì những lý do ngắn hạn, các nhà chức trách muốn chứng tỏ trước cuộc bầu cử, rằng có thể bảo vệ bản sắc châu Âu không bị xấu đi trước những kẻ cực hữu. Và hiện giờ - là thời điểm bầu cử ở Đức.
Sẽ mạo hiểm để cho thấy rằng, sự suy giảm quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và người Đức cũng được quyết định bởi cơn sốt bầu cử", nhà phân tích cho biết.
Tuy nhiên, lời kêu gọi không bỏ phiếu cho bà Merkel của ông Erdogan sẽ không có sức nặng nếu hình ảnh và chính sách của ông không nhận được sự ủng hộ của người Thổ Nhĩ Kỳ ở Châu Âu.
Cuộc trưng cầu vào năm 2017 đã chỉ ra rằng, Tổng thống vẫn nhận được sự ủng hộ tương đối cao trong cộng đồng người Do Thái ở các nước EU.
Khi gọi một số tổ chức chính trị Đức là "kẻ thù của Thổ Nhĩ Kỳ", ông Erdogan đang chơi một trò chơi nguy hiểm khi cố gắng chia cắt xã hội Đức bằng con đường sắc tộc và tôn giáo.
Theo nhà phân tích Makarkin, chiến lược này dựa trên các nguồn lực sẵn có của Ankara. Ông giải thích: "Hiện nay châu Âu đang phải đối mặt với vấn đề người nhập cư thế hệ thứ hai.
Khi những người di cư đầu tiên đến Đức, họ chỉ hy vọng có một cuộc sống tốt hơn trước, nhưng thế hệ con cái họ lại có tâm trạng hoàn toàn khác.
Những người này không so sánh nước Đức với nước Thổ Nhĩ Kỳ, mà so sánh chính bản thân mình với người Đức. Nhiều người đã đi đến kết luận, rằng họ không thể leo cao trong xã hội Đức và phải cam chịu rằng mình chỉ là kẻ xa lạ trong xã hội đó.Với nhận thức đó, họ lý tưởng hóa hình ảnh quê hương mình và ân cần lắng nghe những gì ông Erdogan nói với họ".
Lợi ích cho Nga
Khía cạnh khó khăn nhất để hiểu mối quan hệ Đức - Thổ Nhĩ Kỳ đó là mong muốn của ông Erdogan nhằm chơi Berlin một vố ngay thời điểm bầu cử ở chính Thổ Nhĩ Kỳ.
Câu trả lời nằm ở thực tế, là nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cần huy động liên tục những người ủng hộ mình, mà hầu hết trong số đó là ở Đức - một “kẻ thù” của đất nước.
Ông Alexey Makarkin kết luận: "Nga có thể hưởng lợi từ tình hình trầm trọng hiện tại.Tại Syria, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ phân chia phạm vi ảnh hưởng, trong đó có những nhóm đối lập được Ankara bảo trợ. Một sự thỏa hiệp không phù hợp với bất cứ bên nào, nhưng nó vẫn được giữ lại. Tôi gọi đây là mối quan hệ thực dụng.
Nhờ đó, các bên có thể tiếp tục việc tiếp cận của mình".
Nguồn: TTXVN
© 2024 | Thời báo ĐỨC