Catalonia tuyên bố từ bỏ ý định đòi độc lập

Chính quyền Tây Ban Nha đã khôi phục trật tự tại Catalonia sau khi Cựu chủ tịch nghị viện Catalonia Carme Forcadell đồng ý từ bỏ mọi hoạt động chính trị chống lại hiến pháp Tây Ban Nha.

Catalonia tuyên bố từ bỏ ý định đòi độc lập - 0

 

Cựu chủ tịch nghị viện Catalonia Carme Forcadell

 

Người phát ngôn của Chính phủ Tây Ban Nha Inigo Mendez de Vigo hôm 11/11 cho biết, sau một cuộc họp nội các nước này, cựu Chủ tịch Hội đồng lập pháp Catalonia Carme Forcadell đã chấp thuận áp đặt Điều khoản 155 của Hiến pháp Tây Ban Nha. Theo đó, chính quyền trung ương Madrid sẽ có quyền kiểm soát toàn bộ các cơ quan chính của khu vực này.

“Việc khôi phục trật tự theo Hiến pháp đang bắt đầu trở thành hiện thực”, ông Vigo phát biểu. Ông cũng cho biết thêm, tình trạng bất ổn an ninh do chủ nghĩa ly khai sẽ phải kết thúc sau cuộc bầu cử chính quyền mới cho Catalonia vào ngày 21/12 tới.

Chính phủ Tây Ban Nha cho biết, việc cựu Chủ tịch Nghị viện cùng 5 nghị sỹ khác của vùng Catalonia quyết định trả lời các câu hỏi đưa ra trong phiên xét xử tại Tòa án tối cao cũng như đồng ý tuân thủ trật tự hiến pháp Tây Ban Nha là một động thái tích cực nhằm đảm bảo hòa bình, ổn định tại Catalonia.

Những điều khoản được bà Forcadell chấp nhận cũng đe dọa tới chiến dịch đòi độc lập cho vùng tự trị Catalonia, vốn đã xuất hiện nhiều rạn nứt trong thời gian qua. Nguồn tin từ Tòa án tối cao Tây Ban Nha cho biết cựu chủ tịch Forcadell và nhiều cựu nghị sĩ Catalonia đã khẳng định tuyên bố độc lập của nghị viện Catalonia không có ràng buộc về mặt pháp lý.

Thẩm phán Pablo Llarena cho hay tòa có thể xem xét lại phán quyết nếu tìm thấy thêm bằng chứng về cáo buộc nổi loạn, xúi giục nổi loạn và sử dụng công quỹ sai mục đích nhằm vào bà Forcadell. Điều này có thể ngăn bà tham gia cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 21/12.

Catalonia tuyên bố từ bỏ ý định đòi độc lập - 1

Cựu chủ tịch nghị viện Catalonia Carme Forcadell ra hầu tòa. (Ảnh: RT)

Bà Carme Forcadell bị xét xử tại Tòa án tối cao với các cáo buộc âm mưu nổi loạn, kích động ly khai và lạm dụng quỹ công do bà chính là người đã đứng ra kiểm từng lá phiếu trong cuộc bỏ phiếu chiều 27/10 tại Nghị viện Catalonia dẫn đến tuyên bố độc lập đơn phương tại vùng này.

8 cựu thành viên khác của chính quyền Catalonia, cùng với lãnh đạo hai nhóm ủng hộ ly khai vẫn đang bị giam giữ để chờ một cuộc điều tra riêng biệt của Tòa án tối cao.

Riêng cựu Thủ hiến Catalonia Carles Puigdemont bị cáo buộc nổi loạn, đang kháng cáo lệnh bắt giữ quốc tế do toà án ban hành. Ông và 4 cựu quan chức chính quyền cũ hiện cư trú tại Bỉ. Các thẩm phán Bỉ đang trong tiến trình xem xét liệu có dẫn độ họ về Tây Ban Nha hay không. Trong thư gửi tới nhật báo El Punt Avui ngày 9/11, ông Puigdemont kêu gọi “trả tự do cho các tù nhân chính trị bị Tây Ban Nha giam giữ”.

Tuy nhiên, Tổ chức Ân xá Quốc tế cho rằng những quan chức bị giam không được coi là “tù nhân chính trị bởi họ bị cáo buộc có hành động cấu thành tội hình sự”.

Catalonia tuyên bố từ bỏ ý định đòi độc lập - 2

Người dân Catalonia đòi độc lập. (Ảnh: St)

Các nghị sĩ trên bị nghi theo đuổi “chiến lược có tính toán nhằm tuyên bố độc lập” trước khi nghị viện Catalonia thông qua nghị quyết tuyên bố độc lập hôm 27/10, làm trầm trọng thêm cuộc khủng khoảng chính trị lớn nhất tại Tây Ban Nha trong hàng chục năm qua. Madrid ngay sau đó tuyên bố tước quyền lực của chính quyền Catalonia.

Cuộc khủng hoảng Catalonia đã khiến hàng trăm doanh nghiệp phải đăng ký lại ngoài vùng tự trị này. Ngày 8/11, một cuộc tổng đình công do một liên đoàn ủng hộ độc lập tại Catalonia lan rộng, gây ra cảnh tượợng hỗn loạn, làm gián đoạn tuyến đường cao tốc chính của Tây Ban Nha đi Pháp, cản trở các đoàn tàu từ Barcelona đi Paris, Marseille và Lyon. Nhà chức trách cho biết có khoảng 150.000 người bị ảnh hưởng.

Nguồn: Dkn.tv


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày