Trên một diện tích rộng gần 150m vuông, gian hàng chung của Việt Nam thu hút gần 43 doanh nghiệp địa phương như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Thuận.. tham gia trưng bày quảng bá giới thiệu sản phẩm. Điểm nhấn là ba mô hình vô cùng độc đáo, đại diện cho ba miền đất nước: Khuê Vấn Các – Hà Nội, Chùa Cầu – Hội An và Chợ Bến Thành – TP HCM.
ITB – Điểm hẹn lý tưởng để các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác
“Với bối cảnh mà cả thế giới đã vượt qua được đại dịch thì đây là cơ hội để du lịch Việt Nam có thể vươn mình ra ngoài thế giới cũng như đưa thế giới về Việt Nam. Và năm nay tôi hy vọng sẽ mở ra một chương mới cho du lịch Việt Nam để góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam”
Hội chợ du lịch quốc tế Berlin thu hút khoảng 5.500 công ty, tập đoàn du lịch, lữ hành, nhà hàng, khách sạn đến từ 161 quốc gia và vùng lãnh thổ với chủ đề “Mở cửa để thay đổi”. Đây không chỉ là cơ hội Việt Nam giới thiệu tiềm năng, sản phẩm, dịch vụ, điểm đến mới, mà còn là dịp thúc đẩy hợp tác với những thị trường lớn có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày.
“Tôi đã lên kế hoạch cùng gia đình trong dịp Giáng Sinh tới đây để đến Việt Nam thưởng ngoạn thắng cảnh đẹp của các bạn, chẳng hạn như Vịnh Hạ Long, Nha Trang hoặc Phú Quốc” – Ông Krank Mair, du khách nước Đức cho biết
Tổng Cục trưởng Tổng Cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch cho biết: “Đây là một dịp đặc biệt để thể hiện các doanh nghiệp Việt Nam đã hết sức sẵn sàng để đón khách quốc tế quay trở lại Việt Nam trong bối cảnh mới cũng như các nỗ lực của toàn ngành trong việc khôi phục, xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch của Việt Nam với bạn bè quốc tế”
Năm ngoái, Việt Nam đón 3,5 triệu lượt du khách quốc tế trong đó khách Châu Âu đạt 365.000 lượt, khách Đức đạt gần 60.000 lượt – là thị trường thứ 2 ở Châu Âu, mục tiêu trong năm 2023, Việt Nam đón 8 triệu lượt du khách quốc tế.
Nguồn VTV
© 2024 | Thời báo ĐỨC