Vì sao người Hồi giáo tị nạn tại Đức phải thay đổi tín ngưỡng?

Theo tin từ hãng thông tấn AP, gần đây hàng trăm tín đồ Hồi giáo từ Iran và Afghanistan đến Đức đã chuyển sang tín ngưỡng Thiên Chúa giáo.

 

Vì sao người Hồi giáo tị nạn tại Đức phải thay đổi tín ngưỡng? - 0

Ảnh minh họa. Người tị nạn Trung Đông tại Đức. (Nguồn: Getty Images)

Anh Mohammed Ali Zonoobi, một thợ mộc từ thành phố Shiraz của Iran đến Đức, cũng là một trong số đó. Năm tháng trước, vợ chồng anh và 2 con đã đến Đức, và mục sư Gottfried Martens từ giáo đường Trinity Church đã đến Berlin để làm lễ rửa tội cho anh.

Mục sư Gottfried Martens nói: “Tôi hiểu được những người đến đây, dưới sự che chở sẽ khiến họ có thêm hy vọng, Tôi liền mời họ gia nhập với chúng tôi, vì tôi biết rằng cho dù là ai đến đây đều có thể thay đổi.

Thay đổi tín ngưỡng tôn giáo hay là tăng thêm cơ hội được bảo vệ?

Mặc dù người nộp đơn với tư cách là tín đồ Thiên Chúa giáo, sẽ không có sự trợ giúp gì đặc biệt, thậm chí Thủ tướng Đức Angela Merkel tuần này nhấn mạnh rằng, tín đồ đạo Hồi của Đức cũng thuộc về người Đức. Tuy nhiên, tại Afghanistan và Iran, những người Hồi giáo nếu chuyển sang Thiên Chúa giáo có thể sẽ bị tử hình hoặc bị bắt giam. Nước Đức sẽ không bao giờ trục xuất những người đã thay đổi tín ngưỡng tôn giáo trở về Afghanistan hay Iran.

 

Không có ai công khai thừa nhận rằng, thay đổi tín ngưỡng tôn giáo có thể làm tăng thêm cơ hội được ở lại cho họ, bởi điều này có thể dẫn đến việc bị từ chối khi xin tị nạn. Tại giáo đường, mục sư Gottfried Martens đã không nêu tên của những người được làm lễ, vì điều đó có thể ảnh hưởng đến người nhà của họ nếu sau này họ trở về nước.

Trong khi, những tín đồ Thiên Chúa giáo ở những giáo đường khác tại Đức đang không ngừng giảm, thì mục sư Gottfried Martens lại nhận thấy những người tham gia tại giáo đường của ông đã tăng 150 người chỉ trong vòng 2 năm qua, thậm chí tổng số tín đồ hiện tại đã hơn 600 người.

Năm nay, những người xin tị nạn tại Đức có thể lên đến khoảng 800 nghìn người, gấp 4 lần so với năm ngoái.

Những cộng đồng Thiên Chúa giáo khác ở Đức, bao gồm nhà thờ Hanover và Lutheran, cho biết ngày càng có nhiều người tị nạn Iran xin chuyển sang tín ngưỡng Thiên Chúa giáo. Những năm gần đây, vẫn chưa có con số thống kê chính xác cho biết có bao nhiêu người Hồi giáo ở Đức đã thay đổi tín ngưỡng tôn giáo.

Tuy nhiên, so với con số 4 triệu người theo đạo Hồi trên toàn nước Đức, thì đó chỉ là một con số quá nhỏ. Mặc dù vậy, chí ít thì ở Berlin, mục sư Gottfried Martens cho rằng với số lượng người thay đổi tín ngưỡng tôn giáo này đã là một “kỳ tích”. Ông cho biết vẫn còn ít nhất 80 người tị nạn đến từ Iran và Afghanistan đang đợi ông đến để rửa tội.

Hầu hết những người di dân đều đến từ những quốc gia Hồi giáo, như Syria, Iraq, Afghanistan và Pakistan. Những người tị nạn đến từ Syria trải qua sự tàn khốc của chiến tranh chắc chắn sẽ được chấp nhận, còn tình hình của những người đến từ Iran hoặc Afghanistan thì phức tạp hơn. Những năm gần đây, khoảng 40-50% người tị nạn đến từ 2 quốc gia này được phép ở lại Đức, nhưng họ chỉ được cấp giấy phép cư trú tạm thời.

Cục Quản lý Di dân và Tị nạn Liên bang Đức cho biết khi những người đến đây nộp đơn xin tị nạn, họ không thể cung cấp được lý do cá nhân để yêu cầu xin tị nạn. Vì thế chính quyền Liên bang Đức không thể xét duyệt khi không biết tại Đức có bao nhiêu người tị nạn do bị bức hại tôn giáo.

Nguồn: daikynguyenvn.com

 


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày