Sự hồi phục dần dần của nền kinh tế Nga sau thời gian dài bị Mỹ và phương Tây áp dụng các biện pháp trừng phạt đã khiến giới phân tích đặt ra câu hỏi, liệu các nỗ lực gây áp lực lên Moscow có hoàn toàn vô ích?
Việc tình hình ở Nga không đi theo chiều hướng như các nước phương Tây dự kiến đã được dự báo trước đó bởi những người hiểu rõ về quốc gia Đông Âu này.
Trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình 3sat của Đức, giáo sư Gerhard Mangott đến từ Khoa Quan hệ Quốc tế của Đại học Innsbruck nhận định, chính sách cấm vận và những nỗ lực khác của phương Tây nhằm gây ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Nga là hoàn toàn vô ích.
Ông Gerhard Mangott nghi ngờ quyết định trừng phạt Nga là kết quả của việc tham vấn chính trị sai lầm, bởi ảnh hưởng của việc hạn chế kinh tế đã không gây ra hậu quả nghiêm trọng. "
Ngay từ đầu, thất bại của các chính sách trừng phạt này là điều hiển nhiên đối với những ai hiểu rõ về nước Nga", ông Mangott nói.
Theo vị giáo sư này, mặc dù các biện pháp trừng phạt được sử dụng như một công cụ gây áp lực và tác động đến nền kinh tế, nhưng không một mục tiêu chính trị nào mà các nhà lãnh đạo phương Tây đưa ra lại khiến chính phủ Nga phải tuân theo kế hoạch những nước này đã được dự kiến trước đó cả.
Chuyên gia người Áo cũng nhận xét về tình hình của nền kinh tế Nga.
Ông Mangot nhấn mạnh rằng Nga đã nổi lên như một "phản ứng" trước suy thoái kinh tế, và hiện nay có thể nói là dần dần trở lại như mức trước đây.
Tỷ lệ lạm phát giảm đi cũng cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế. Là một thành viên của diễn đàn thảo luận Valdai, ông Mangott nhận thấy một số thay đổi tình hình của chính quyền Nga. Chuyên gia lưu ý rằng Nga hiếm khi yêu cầu giúp đỡ từ các chuyên gia phương Tây và ngày càng dựa vào sức mạnh nội lực của chính mình.
Trước đó, Chủ tịch Ủy ban Kinh tế phụ trách phía Đông nước Đức Wolfgang Büchel trong một bài báo trên tờ Handelsblatt cũng ủng hộ việc xem xét lại các biện pháp trừng phạt và tăng cường quan hệ thương mại với Nga.
Theo ông, các biện pháp trừng phạt chống Nga đã làm mất đi 60.000 việc làm ở Đức, và thiệt hại kinh tế cho toàn bộ Liên minh châu Âu đã lên tới hàng trăm tỷ euro.
Infonet
© 2024 | Thời báo ĐỨC