Tổng thống Nga Putin cảnh báo về cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu

Tổng thống Putin cho rằng, cuộc khủng hoảng lương thực sẽ kéo theo một làn sóng di cư nữa, trước hết là tới các nước châu Âu.

Ngày 31/3, phát biểu tại một cuộc họp, Tổng thống Nga Putin cảnh báo nguy cơ làn sóng di cư mới từ các nước đang phát triển sang châu Âu.

Cam kết về sự tuân thủ của Nga về khối lượng và giá trong các hợp đồng cung cấp khí đốt dài hạn, Tổng thống V.Putin nhấn mạnh rằng, những mức giá này thấp hơn vài lần so với báo giá hiện tại trên thị trường giao ngay. Theo ông, nói một cách đơn giản, khí đốt của Nga là thứ năng lượng rẻ hơn.

1 Tong Thong Nga Putin Canh Bao Ve Cuoc Khung Hoang Di Cu O Chau Au

Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Getty

Tuy nhiên, Tổng thống Putin cho rằng, xét theo tuyên bố của các chính trị gia châu Âu, họ sẵn sàng bỏ qua lợi ích của công dân của họ, khuyến khích mọi người ăn ít hơn, mặc ấm hơn để tiết kiệm sưởi ấm, từ chối đi du lịch - tất cả những điều này được cho là “vì lợi ích của những người phải tự nguyện thiếu thốn vì tinh thần đoàn kết của Bắc Đại Tây Dương”.

Theo nhà lãnh đạo Nga, Moscow đã quan sát các cách tiếp cận và hành động đáng ngờ như vậy trong chính sách kinh tế, năng lượng và lương thực của các nước phương Tây không phải là năm đầu tiên.

Tổng thống Putin cảnh báo, châu Âu có nguy cơ đối mặt với một làn sóng di cư mới.

“Cuộc khủng hoảng lương thực sẽ kéo theo một làn sóng di cư nữa, bao gồm và trước hết là tới các nước châu Âu"- Tổng thống Putin nói.

Theo ông, từng bước, các chính trị gia phương Tây đang đưa ra những quyết định đẩy nền kinh tế thế giới vào khủng hoảng.

 “Chúng dẫn đến đứt gãy liên kết sản xuất và hậu cần, dẫn đến lạm phát gia tăng, giảm phúc lợi của hàng triệu người. Và ở các nước nghèo nhất, dẫn đến thảm cảnh đói hàng loạt” - Tổng thống Putin cho biết.

Phát biểu của Tổng thống Putin được đưa ra trong bối cảnh phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt quy mô lớn nhằm vào Nga, chủ yếu là các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, công nghệ cao. Đồng thời, một số nước châu Âu đang tìm cách từ chối nguồn cung năng lượng của Nga. Điện Kremlin gọi những biện pháp này là một cuộc chiế n tra nh kinh tế chống Nga, kéo theo đó là hậu quả đối với chính các nước áp đặt trừng phạt./.


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày