Tiểu thuyết gia lưu vong: Thổ Nhĩ Kỳ giờ đây giống như “Đức Quốc xã năm 1930”

Tiểu thuyết gia người Thổ Nhĩ Kỳ, Asli Erdogan, hiện đang sống lưu vong tại Đức vì bà có thể sẽ phải đổi mặt với án tử hình khi đặt chân về quê nhà. Bà chia sẻ rằng quê hương mình hiện nay đang dần lún sâu vào chủ nghĩa phát xít.

132 1 Tieu Thuyet Gia Luu Vong Tho Nhi Ky Gio Day Giong Nhu Duc Quoc Xa Nam 1930Nữ tiểu thuyết gia Asli Erdogan

Nữ tác giả từng đoạt giải thưởng, mang theo những tổn thương từ quãng thời gian bốn tháng bà ở trong nhà tù ở Istanbul, cảnh báo rằng tổ chức đất nước của Thổ Nhĩ Kỳ đang "trong tình trạng sụp đổ hoàn toàn".

Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan (không có quan hệ họ hàng với tiểu thuyết gia Asli Erdogan) - bà chỉ thấy một người đàn ông thắt chặt quyền kiểm soát cuộc sống của người dân Thổ Nhĩ Kỳ hàng ngày. Sau chiến thắng hoàn toàn trong cuộc bầu cử tháng Sáu, chính quyền của ông Erdogan càng được khuyến khích bành trướng quyền lực mới và đàn áp đối thủ.

“Thổ Nhĩ Kỳ giờ đây như một Đức Quốc xã thứ hai”- Người phụ nữ 51 tuổi chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn ở Frankfurt, nơi bà sẽ ở tạm thời để đợi phán quyết của phiên tòa xét xử bà, một phiên tòa mà bà, bị cáo, vắng mặt.

“Tôi nghĩ đó là một chế độ phát xít. Vẫn chưa phải là những năm 1940 của Đức, nhưng là những năm 1930, ”- Bà Asli nói.

"Một yếu tố quan trọng là Thổ Nhĩ Kỳ chưa có hệ thống tư pháp," -Bà nói thêm. Trong tâm trí bà hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ còn là đất nước của những nhà tù quá tải, các thẩm phán trẻ tuổi giờ chỉ biết xu nịnh chính quyền của ông Erdogan để nhanh ngoi lên vị trí cao hơn và thay thế những đồng bạn bị trục xuất.

Asli là một trong số hơn 70 000 người bị cuốn vào một làn sóng bắt giữ dưới tình trạng khẩn cấp được áp đặt sau một cuộc đảo chính thất bại năm 2016 chống lại ông Erdogan.

Bà bị giam giữ trong 136 ngày vì có qua liên quan đến một tờ báo ủng hộ người Kurd, sau đó, bà bất ngờ được tại ngoại.

132 2 Tieu Thuyet Gia Luu Vong Tho Nhi Ky Gio Day Giong Nhu Duc Quoc Xa Nam 1930

Những người dân Thổ Nhĩ Kỳ

Việc giam giữ tác giả của những tiểu thuyết như “The City of Crimson Cloak” và “The Stone Buiding and Other Places” đã thu hút sự quan tâm và lên án mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.

Người đoạt giải Nobel văn học Thổ Nhĩ Kỳ Orhan Pamuk đã gọi bà là "một nhà văn có cảm nhận đặc biệt và nhạy cảm."

Bi hài

Cuộc thanh trừng sau vụ đảo chính của Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ nhắm đến những người ủng hộ Fethullah Gulen mà còn cả các cơ quan truyền thông đối lập và những người bị buộc tội liên quan đến các chiến binh người Kurd.

Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ bác bỏ các cáo buộc vi phạm nhiều quyền lợi của người dân sau cuộc đảo chính. Bên cạnh đó, tình trạng khẩn cấp đã được dỡ bỏ hồi tháng trước, sau khi Erdogan được tái đắc cử dưới cương vị tổng thống mới. Vị trí này cho phép ông kiểm soát trực tiếp các bộ ngành và tổ chức công.

 “Erdogan gần như nắm tất cả quyền hành”- Bà Asli nói.

"Ông ta quyết định về giá thuốc, tương lai của ballet cổ điển, các thành viên trong gia đình ông ta chịu trách nhiệm về nền kinh tế ... Opera, môn nghệ thuật mà ông ta ghét, cũng thuộc quyền kiểm soát của ông ta rồi,"- Bà nói thêm.

“Đó là điều tốt đẹp về chủ nghĩa phát xít, và thỉnh thoảng, nó cũng thật bi hài.”

132 3 Tieu Thuyet Gia Luu Vong Tho Nhi Ky Gio Day Giong Nhu Duc Quoc Xa Nam 1930

Tổng thống Erdogan

Các nhà lập pháp Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã phê chuẩn luật mới để phân cho các cơ quan quyền lực lớn hơn trong việc giam giữ các nghi phạm và áp đặt trật tự công cộng. Các viên chức cho biết điều này là cần thiết để chống lại rủi ro khủng bố.

 “Đó là tình trạng khẩn cấp được thực hiện vĩnh viễn,” Asli chia sẻ.

 “Không thổi phồng”

Đối với bản thân mình, Asli đã từ bỏ hy vọng được tha bổng và được trở về Thổ Nhĩ Kỳ.

"Họ không phải là đùa đâu,"- Bà nói, sau khi nhận ra một số nhà báo đã bị kết án chung thân.

Bà phải đối mặt với tội danh "tuyên truyền khủng bố" chỉ vì công việc của bà là cố vấn văn học cho tờ báo Ozgur Gundem.

Bản thân tòa soạn đã bị đóng cửa, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc tờ báo là cơ quan ngôn luận cho Đảng Công nhân Kurdistan (PKK). Tờ báo còn bị coi là một nhóm khủng bố của Ankara và các đồng minh phương Tây.

Phán quyết tiếp theo của tòa về vụ án của Asli sẽ được đưa ra vào tháng mười và tháng ba.

“Viết bằng máu của mình”

Được phóng thích khỏi nhà tù vào cuối tháng 12 năm 2016, nhưng phải đến tháng 9 năm ngoái bà Asli mới lấy lại hộ chiếu của mình từ chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngay lập tức, bà tới Đức, theo chân các nghệ sĩ và trí thức Thổ Nhĩ Kỳ khác lưu vong.

132 4 Tieu Thuyet Gia Luu Vong Tho Nhi Ky Gio Day Giong Nhu Duc Quoc Xa Nam 1930

Làn sóng biểu tình của những người dân Thổ Nhĩ Kỳ

Hiện tại, bà đang sống ở Frankfurt, nhận một căn hộ và khoản trợ cấp hàng tháng như là một phần của dự án Thành phố cho người tị nạn quốc tế.

Đề án nhằm mục đích cung cấp cho các nhà văn bị bức hại tới mức lưu vong một nơi trú ẩn an toàn để họ có thể tiếp tục làm việc.

Thế nhưng Asli, người đã viết tám cuốn sách được dịch ra 20 thứ tiếng, vẫn chưa thể cầm bút.

Đấu tranh với chứng mất ngủ, trầm cảm và các vấn đề khác về sức khỏe, bà không thể làm gì khác hơn ngoài việc "ứng xử như một nhà văn chuyên nghiệp" trong những tháng qua, ra nước ngoài cho các sự kiện văn học và các cuộc tọa đàm.

Nhưng dần dần, những cơn ác mộng của bà về nhà tù đã trở nên ít thường xuyên hơn, bà kể, trong khi một chứng thoát vị cổ đau đớn đã khiến bà phải chạy chậm lại.

Asli cho biết bà đã “cảm nhận được nhiều hơn” để viết, song bà vẫn đau đáu nhớ về những người vẫn bị nhốt ở Thổ Nhĩ Kỳ.

"Tôi đã bị đẩy vào một vai trò chính trị mà tôi vô cùng trân trọng."

Khi bà đã sẵn sàng, bà sẽ đưa quãng thời gian trong tù của riêng mình vào các tác phẩm. Bà dự đoán, đó sẽ là "một cuộc đối đầu rất nặng nề".

"Trong văn học, bạn phải có hơn 200 phần trăm sự trung thực,"- Bà nói. "Bạn phải viết bằng máu của mình."

Theo: The Local


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày