Người biểu tình ủng hộ ông Abdullah Ocalan, nhà lãnh đạo của Đảng công nhân người Kurd. (Ảnh: Reuters)
Thổ Nhĩ Kỳ coi quyết định của Đức là động thái khiêu khích, gây căng thẳng và đã trao công hàm phản đối tới Đại sứ Đức tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Hãng thông tấn Anadolu dẫn thông tin từ Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ coi quyết định của Đức là động thái khiêu khích, gây căng thẳng và ngay lập tức trao công hàm phản đối tới Đại sứ Đức tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong khi đó, ông Ibrahim Kalin, người phát ngôn của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng lên án giới chức Đức, cho rằng thật phi lý khi Đức cho phép người Kurd biểu tình trong khi ngăn cấm Bộ trưởng và các nhà lập pháp Thổ Nhĩ Kỳ gặp gỡ cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ tại Đức.
Ông Kalin cáo buộc một số nước Châu Âu đang hành động theo hướng vận động nói “không” đối với cuộc trưng cầu ý dân về sửa đổi hiến pháp của nước này.
Trước đó hôm 18/3, khoảng 9.000 người Kurd đã xuống đường biểu tình tại thành phố Frankfurt hô vang khẩu hiệu “Tự do cho Ocalan”, ám chỉ tới Abdullah Ocalan, nhà lãnh đạo của Đảng công nhân người Kurd (PKK) đang bị Thổ Nhĩ Kỳ giam giữ.
Nguồn: VOV/REUTERS
© 2024 | Thời báo ĐỨC