Một nhóm binh lính thuộc phe nỗ lực đảo chính triển chốt chặn ở các điểm chiến lược tại Istanbul, bao gồm cầu Bosphorus - Ảnh: Reuters
Thông báo của Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nêu rõ:
"Chúng tôi lấy làm tiếc vì Đức chấp nhận các đơn xin tị nạn của một số cựu quân nhân."
Ankara cho rằng những cựu quân nhân này có liên hệ với giáo sỹ Hồi giáo Fethullah Gulen, người bị cáo buộc đứng sau vụ đảo chính bất thành. Thông báo này cũng cho rằng đây là một bước đi không phù hợp với tinh thần của mối quan hệ đồng minh giữa 2 nước, đồng thời kêu gọi Berlin xem xét lại quyết định này.
Truyền thông Đức, trong đó có nhật báo Süddeutsche Zeitung cùng các kênh truyền hình WDR và NDR trước đó đưa tin Đức đã có những phản ứng tích cực đối với các đơn xin tị nạn của công dân Thổ Nhĩ Kỳ mang hộ chiếu ngoại giao. Tuy nhiên, giới chức Đức chưa chính thức xác nhận thông tin này.
Theo truyền thông Đức, kể từ sau vụ đảo chính, đã có 414 quân nhân, nhà ngoại giao, thẩm phán và giới chức cấp cao Thổ Nhĩ Kỳ tìm kiếm quy chế tị nạn chính trị ở Đức. Con số này bao gồm cả thành viên gia đình./.
Vietnam+
© 2024 | Thời báo ĐỨC