Phóng viên Đức thừa nhận dựng chuyện, Maidan tự rơi mặt nạ

Xung quanh cuộc biểu tình đảo chính của những người Maidan ở Ukraine năm 2014, truyền thông phương Tây đã “tham chiến” một cách tích cực.

Năm 2014, cảnh sát chính phủ Ukraine có khuynh hướng thân Nga bắt đầu đụng độ với lực lượng biểu tình ủng hộ châu Âu, bài Nga. Trước đó, những quan điểm mâu thuẫn giữa thân Nga, bài Nga chỉ diễn ra khá âm thầm, cho đến khi có phong trào Maidan này diễn ra.

Những cuộc nổi loạn bắt đầu ngày 18/2/2014, khi 2 vạn người thuộc phong trào Euromaidan ở Kiev đòi khôi phục lại hiến pháp Ukraine, yêu cầu Tổng thống Viktor Yanukovych từ chức.

Người biểu tình đã đưa ra những cáo buộc về tham nhũng, kìm chế đất nước và thậm chí là phản bội tổ quốc với ông Yanukovych. Cảnh sát, quân đội và người biểu tình Maidan bắt đầu va chạm với nhau, bom xăng, vòi rồng, hơi cay từng bước biến Kiev trở thành chảo lửa.

Thời điểm đó, truyền thông phương Tây đã “tham chiến” một cách tích cực. Những người Maidan được tô vẽ như một chiến binh dân chủ thực sự và những sự xa hoa của Yanukovych được tô vẽ với bồn tắm vàng, cầu thang vàng, hàng trăm siêu xe… đã bị người Maidan phát hiện.

132 1 Phong Vien Duc Thua Nhan Dung Chuyen Maidan Tu Roi Mat Na

Những người biểu tình Maidan chiếm trung tâm Kiev năm 2014

Ngoài ra, lực lượng cảnh sát của Kiev khi đó đã được mô tả như những kẻ hoang dã và nổ súng vào người biểu tình.

Hay xe tăng hạng nặng được huy động để đàn áp, cán qua người biểu tình, hay những người cảnh sát mới (lực lượng bảo vệ sau khi lật đổ Yanukovych) phải khóc thương và tìm xác các nạn nhân như thế nào…

Nhưng đến thời điểm hiện tại, 4 năm sau cuộc biểu tình lật đổ của Maidan, một làn sóng “lật mặt nạ” được châm ngòi trong truyền thông phương Tây. Đi đầu là cây bút Claas Relotius của tờ báo lớn Der Spiegel của Đức.

Đây là một cây bút chuyên viết phóng sự, tại Ukraine những năm 2014, ông đã có một loạt bài viết. Ông kể về hai người trẻ Dimitri và Valeria với những chi tiết được dàn dựng mà đến hiện tại, người ta không biết liệu 2 “cảnh sát” của lực lượng cảnh sát Ukraine mới được tái cơ cấu sau cuộc biểu tình năm 2014 này có thật hay không.

Theo những gì mà nhà báo này kể lại, mỗi ngày trước khi đi làm, Dimitri và Valeria đều đến trung tâm Kiev để cầu nguyện tại một nơi tưởng niệm những người đã thiệt mạng trong cuộc biểu tình.

Hai người này được cho là những người đã tham gia biểu tình và khi đó họ nhớ lại những cảnh tượng như những căn nhà cháy, “mùi thi thể”, một người đàn ông “ôm một đứa trẻ trong tay” bị bắn chết gần một cái giếng cũ, và một bức tường bị đổ khi hàng chục người “bị lính bắn tỉa sát hại” hoặc “bị xe tăng cán qua”.

Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, phần lớn số người đã chết tại Kiev, cả người biểu tình và các sĩ quan cảnh sát, đều diễn ra chỉ trong 2 ngày bạo động của tháng 2/2014, vì vậy số người chết có thể đã bị phóng đại.

132 2 Phong Vien Duc Thua Nhan Dung Chuyen Maidan Tu Roi Mat Na

Tờ Der Spiegel đã đăng tải loạt bài phóng sự bịa đặt của nhà báo Relotius

Ngoài ra, trung tâm Kiev không có bất kỳ “giếng cổ” nào cả và cũng không có gì chứng minh được câu chuyện về người đàn ông ôm lấy một đứa trẻ trong cuộc bạo động.

Điều đáng nói là không có xe tăng nào được triển khai trong cuộc bạo động này, vì vậy câu chuyện về “bức tường bị đổ” là hoàn toàn không có thật. Thực tế, cảnh sát Ukraine đã dùng các loại xe bọc thép hạng nhẹ để đâm qua những rào chắn của người biểu tình, song chúng đã hứng chịu nhiều quả bom lửa và đã bị đốt cháy hoàn toàn. Dù vậy, việc nhiều tòa nhà ở Kiev bị đốt cháy là có lý.

Tổng thống đương nhiệm của Ukraine Petro Poroshenko thì được miêu tả là một “tỉ phú sản xuất kẹo dẻo từ Odessa”.

Ông Poroshenko đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính phủ Ukraine từ đầu những năm 2000… Đúng là ông được sinh ra tại vùng Odessa, tuy nhiên ông hoàn toàn không phải là một “doanh nhân thành đạt” như đã mô tả.

Ngoài ra, Relotius còn phạm một sai lầm nữa. Bài viết nói rằng lực lượng cảnh sát mới của Ukraine không chỉ được triển khai ở Kiev mà còn ở các thành phố lớn khác như “Kharkiv và Donetsk, Lviv và cả Odessa”.

Tuy nhiên vào thời điểm bài viết được đăng tải, khu vực Donetsk đã thuộc sự kiểm soát của lực lượng nổi dậy phản đối cuộc biểu tình 2014, đồng thời tuyên bố lập ra chính phủ độc lập của riêng minh và từng bị trấn áp bởi xe tăng và máy bay chiến đấu.

Những thông tin sai lệch đó đã không được tờ Der Spiegel kiểm soát một cách kỹ lưỡng. Dù khi bài viết đăng tải, thực tế đã chỉ ra rất nhiều mâu thuẫn. Tuy nhiên, sự thật chỉ được điều tra và xác nhận cho đến khi nhà báo Relotius thừa nhận mình là kẻ bịa đặt.

baodatviet.vn


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày