Hợp pháp hoá cần sa lâu nay vẫn là chủ đề gây nhiều tranh luận tại Đức đặc biệt là ở thủ đô Berlin.
1. Ai có thể sử dụng cần sa?
Theo luật năm 2017, cần sa y tế có thể được kê cho những bệnh nhân bị bệnh nặng như đa xơ cứng, đau mạn tính, mất cảm giác ngon miệng hoặc buồn nôn do hóa trị.
Tuy nhiên, luật pháp không đưa ra định nghĩa chính xác của 'bệnh nặng' và quy định rằng bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng cần sa nếu có tác dụng tích cực. Bệnh nhân cũng có thể nặc danh gửi thông tin về liệu pháp của họ để phục vụ nghiên cứu.
Trước khi luật này được thông qua, chỉ khoảng 1000 người được cấp phép sử dụng cần sa nếu tình trạng bệnh ở mức nghiêm trọng.
2. Cần sa y tế được sản xuất như thế nào?
Theo luật năm 2017, Viện liên bang về ma túy và thiết bị y tế (BfArM) phụ trách việc thành lập một cơ quan để quản lý việc trồng trọt, sản xuất và bán cần sa tại các hiệu thuốc. Vì công việc vẫn đang trong quá trình thực hiện nên các sản phẩm nhập khẩu sẽ được sử dụng.
Các nhà thuốc có thể bán cần sa ở dạng chồi khô hoặc dạng tinh dầu.
3. Sau một năm, bệnh nhân được gì?
Quy định mới có bước khởi đầu chậm chạp tại Đức do các bác sĩ vẫn còn e dè kê loại thuốc này. Trong khi đó các công ty bảo hiểm cũng thường từ chối yêu cầu trả tiền thuốc, cho rằng trường hợp của bệnh nhân không quá nghiêm trọng.
Thiếu nguồn cung cấp thuốc hợp pháp, nhiều bệnh nhân đã chuyển qua mua tại chợ đen.
4. Khi nào cần sa sẽ được hợp pháp hoá hoàn toàn trên cả nước?
Cho đến nay chưa có đề xuất nào nhận được đủ sự đồng thuận của các bên liên quan để được thông qua.
Cho đến nay chưa có đề xuất nào nhận được đủ sự đồng thuận của các bên liên quan để được thông qua. Nhưng Düsseldorf - thủ phủ của bang North Rhine-Westphalia - đã lên kế hoạch thí điểm bán cần sa giải trí cho người lớn và hy vọng sẽ được phép khởi động vào mùa hè năm 2017.
Khi các thành viên đảng Xanh trong năm 2015 đề xuất luật cho phép người lớn tiêu thụ cần sa trong điều kiện nghiêm ngặt, họ ước tính mức thuế 6-7 euro cho gram cần sa có thể mang lại 1-2 tỷ euro mỗi năm cho nhà nước.
Một cuộc thăm dò ý kiến vào năm 2014 của Hiệp hội gai dầu Đức (DHV) cho thấy chỉ có 30% số người cho rằng cần sa nên được hợp pháp hoàn toàn, trong khi 80% ủng hộ việc dùng cần sa trong y tế.
Điều đáng ngạc nhiên là Hiệp hội cảnh sát hình sự Đức (BDK) lại ủng hộ đề xuất hợp pháp hoàn toàn.
"Việc cấm cần sa từ trước đến nay là tùy ý và chưa được thực hiện một cách thông minh và hiệu quả", người đứng đầu BDK, ông André Schulz nói. "Tôi dự đoán không lâu nữa Đức sẽ bỏ lệnh cấm.”
Schulz nói thêm rằng hệ thống pháp luật hiện tại đang khiến người dùng cần sa cảm thấy bị kỳ thị và tiếp tay cho tội phạm.
5. Bạn có thể sở hữu bao nhiêu gram cho mục đích giải trí?
Lượng cần sa một cá nhân có thể sở hữu mà không bị truy tố tuỳ thuộc vào luật ở mỗi tiểu bang.
Tại thủ đô Berlin, luật được nới lỏng hơn nhiều với giới hạn sở hữu là 15 gram. Trong khi ở nhiều tiểu bang khác, giới hạn là từ 3-5 gram.
6. Cần sa được sử dụng rộng rãi đến mức nào?
Một nghiên cứu Eurostat năm 2015 cho thấy nam giới hút cần sa nhiều hơn nữ giới. Khảo sát năm 2012 cho biết khoảng 18% nam giới trong độ tuổi từ 15 đến 24 sử dụng cần sa, so với hơn 10% phụ nữ ở độ tuổi đó.
Theo Báo cáo về ma túy thế giới năm 2011, chỉ 4,8% người trong độ tuổi từ 18 đến 64 cho biết họ sử dụng cần sa ít nhất một lần trong năm đó.
7. Cần sa trên phim ảnh
Trước khi có Harold và Kumar, đã có Stefan và Kai – hai ngôi sao trong bộ phim Lammbock của Đức năm 2001. Phim kể về hai người bạn kinh doanh bánh pizza và kiêm luôn cả cần sa.
Bộ phim được chấm điểm 81% trên Rotten Tomatoes và kiếm được hơn nửa triệu tại phòng vé Đức vào tuần đầu tiên công chiếu.
Phần tiếp theo của Lommbock được phát hành tại Đức vào tháng 3 năm 2017.
© 2024 | Thời báo ĐỨC