Holocaust - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "toàn bộ" và "bị cháy" – ám chỉ cuộc bức hại và giết chết hơn sáu triệu người Do Thái và các nhóm thiểu số bị áp bức ở Châu Âu từ năm 1941 đến năm 1945.
Mặc dù phần lớn các vụ giết người đã xảy ra bên ngoài biên giới Đức đương đại - trại nổi tiếng nhất, Auschwitz, giờ đây nằm ở Ba Lan - Đức có trách nhiệm đặc biệt để đảm bảo rằng việc diệt chủng không bị lãng quên.
Thuật ngữ Vergangenheitsbewältigung, theo nghĩa đen là "đối phó với quá khứ", đã trở thành một khái niệm quan trọng trong văn hoá Đức sau năm 1945, và mô tả cách mà người Đức thảo luận và đối mặt với lịch sử của họ.
Người Đức đặt vòng hoa quanh các đài tưởng niệm
Từ khi thống nhất vào năm 1990, Đức đã làm nhiều hơn để tưởng nhớ những hành động tàn bạo của những năm 1940.
Ngày 27 tháng 1 - Ngày tưởng niệm Holocaust
Trong dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng trại tập trung Auschwitz, ngày 27 tháng 1 năm 1995, nhiều người ở Đức đã quyết định dành ngày tưởng nhớ đến Holocaust. Một năm sau, ngày đó đã trở thành ngày kỷ niệm quốc gia chính thức.
Một thập kỉ sau, LHQ chính thức xác định ngày 27 tháng 1 là Ngày Tưởng niệm Quốc tế Holocaust.
Qua quá trình này, nước Đức mới được thống nhất đã thể hiện mình đang có một cách tiếp cận mới và tiến bộ để nhớ về quá khứ của mình.
Tại thủ đô của Đức, ngày này được kỷ niệm qua việc đặt vòng hoa tại các đài tưởng niệm khắp thành phố.
Đài tưởng niệm những người Do Thái bị giết ở Châu Âu
Chính phủ Đức cũng quyết định kỷ niệm Holocaust bằng nhiều cách thức hơn. Đài tưởng niệm những người Do Thái bị giết ở Châu Âu, do Bundestag (quốc hội Đức) ủy nhiệm vào năm 1999, đã được hoàn thành và khai trương năm 2005. Đài tưởng niệm gây tranh cãi này nằm ngay phía nam cổng Brandenburg ở trung tâm Berlin.
Các đài tưởng niệm cho các nhóm thiểu số khác
Đài tưởng niệm những người Do Thái bị giết ở Châu Âu cũng đã phải đối mặt với những lời chỉ trích vì không tưởng niệm các nhóm khác đã bị bức hại trong Holocaust. Trong những năm từ năm 2005, đã có một nỗ lực phối hợp để giải quyết vấn đề này và ba đài tưởng niệm đáng kể khác hiện đang tồn tại ở Berlin.
Đây chỉ là một vài ví dụ về cách nước Đức kỷ niệm Holocaust ở Berlin, bỏ qua các trại tập trung ở Đức đã được lưu giữ như bảo tàng hoặc biến thành đài kỷ niệm, cũng như các đài kỷ niệm nhỏ hơn có thể được tìm thấy trên khắp mười sáu tiểu bang.
Những điều này đã cho thấy thái độ chuyển tiếp của Đức đối với lễ kỷ niệm phát triển trong thế kỷ qua và góp phần vào lịch sử công cộng quan trọng trong quá khứ của Đức thế kỷ 20.
© 2024 | Thời báo ĐỨC