Cuộc khảo sát do ARD-Deutschlandtrend thực hiện với 1.038 người, cho ra kết quả rằng có đến 51% người Đức cho rằng cô đơn là một “vấn đề nghiêm trọng”, trong khi thêm 17% người được khảo sát cho rằng cô đơn là vấn đề rất nghiêm trọng.
Chỉ có khoảng 23% người được khảo sát cho rằng cô đơn chỉ là một vấn đề nhỏ đang hiển hiện trong xã hội Đức hiện nay. Trong khi đó khoảng 6% người trả lời rằng họ không xem cô đơn là một vấn đề đáng kể trong xã hội họ đang sống.
Phụ nữ Đức thường quan tâm đến sự cô đơn hơn
Liên quan đến kết quả khảo sát, các chỉ số cho thấy phụ nữ thường quan tâm đến sự cô đơn hơn nam giới, với 3/4 phụ nữ trả lời rằng đây là vấn đề lớn hoặc rất lớn, so với con số quan tâm đến vấn đề cô đơn.
Tuy nhiên, mọi người thường nghĩ rằng sự cô lập xã hội là một vấn đề cá nhân chứ không phải là điều mà các chính trị gia phải giải quyết. Điều này được thể hiện qua con số 57% ý kiến được khảo sát cho rằng sự cô đơn không thuộc về chương trình nghị sự chính trị.
Mức độ cô đơn được thể hiện càng cao ở người cao tuổi
Trong một nghiên cứu gần đây đối với số mẫu 16.000 người Đức, nhà tâm lý học Maike Luhmann đã tìm thấy mức độ cô đơn cao ở tuổi 30 vì đây là thời gian chuyển tiếp trong cuộc sống. Bên cạnh đó như thông lệ thì mức độ cô đơn được thể hiện càng cao ở người cao tuổi.
Ngày càng có nhiều người kêu gọi giới chính trị gia hành động nhằm chống lại sự cô lập xã hội hay sự cô độc đang ngày càng phát triển và trở thành một vấn đề ngày càng được chú ý tại Đức.
Chuyên gia y tế cộng đồng Karl Lauterbach kêu gọi chính phủ Đức xem xét có một động thái tương tự để giải quyết vấn nạn cô độc của người dân.
Lauterbach nói rằng sự cô đơn có tác động tệ hại đến sức khoẻ của người trên 60 tuổi như tác hại của việc hút thuốc lá, và kêu gọi Bộ Y tế Đức cần phải chỉ định ai đó ra mặt để chống lại vấn nạn này.
Hồng Anh - Tạp chí NƯỚC ĐỨC
© 2024 | Thời báo ĐỨC