Ngày càng nhiều người sau khi về hưu ở Đức vẫn phải làm việc

Theo Cục Thống kê Liên bang Đức thì ngày càng nhiều người dân Đức làm việc sau khi về hưu.

 

old age 957492 640

Ngày càng có nhiều người ở Đức lo sợ đến tuổi già

Họ thường tự hỏi xem sau này lương hưu có đủ để duy trì mức sống hay không?

Có thể thấy rõ là hệ thống lương hưu của Đức yếu và khập khiễng, không kể các chính khách, công chức hoặc một bộ phận người hành nghề tự lập.

Cả những người có thu nhập cao cũng chỉ phải đóng phí bảo hiểm hưu trí theo mức lương tối đa là 6350 Euro/tháng.

Điều này trút gánh nặng lên những công nhân và nhân viên bình thường có lương không cao. Nhiều người đóng bảo hiểm hưu trí lâu dài, nhưng nhận lại chẳng được bao nhiêu.

Do hoàn cảnh gia đình riêng như nhiều người nghỉ ở nhà để nuôi dạy con, nhưng rồi gia đình tan vỡ dẫn đến ly hôn nên đối với nhiều người cao tuổi, vấn đề trở nên nghèo khi về già vẫn đóng một vai trò lớn.

Nhiều người khi về hưu chỉ nhận được mức lương hưu còm cõi từ 200 tới 400 Euro.

1/9 số người trong độ tuổi từ 65 đến 74 vẫn tiếp tục đi làm trong năm vừa qua

1/9 số người trong độ tuổi từ 65 đến 74 vẫn tiếp tục đi làm trong năm vừa qua.

Tỷ lệ người cao tuổi đi làm tiếp tục tăng từ 5% lên 11% trong vòng một thập kỷ.

Hơn 1/3 tức 37% trong tổng số 942.000 người đến tuổi về hưu vẫn tiếp tục lao động do đây là nguồn thu nhập chính của họ.

Giới hạn độ tuổi nghỉ hưu đã tăng lên 67 tuổi từ năm 2012

Tại Đức hiện nay không thể hoặc ít nhất là khó có thể hình dung ra việc áp dụng mô hình này.

 

Mặc dù các chính đảng đều đề cập tới vấn đề lương hưu trong cuộc vận động tranh cử Quốc hội hiện nay, nhưng chưa thể biết kết quả sẽ đi tới đâu.

Nhiều người đã cao tuổi nhưng vẫn phải đi làm thêm vì lương hưu không đủ như bà Rosi Schott ở Berlin, đã 70 tuổi mà vẫn phải đi bán hàng để có thêm thu nhập.

 

Trước mắt, từ ngày 01/07/2017, lương hưu theo luật định sẽ được tăng 1,9% ở miền Tây nước Đức và tăng tới 3,6% ở miền Đông. 

Các nhân viên xã hội nói rằng những người về hưu không chỉ thiếu tiền mà họ còn cảm thấy mình đang trở thành những người bị ruồng bỏ trong xã hội.

 

©Hồng Anh - Tạp chí NƯỚC ĐỨC

 


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày