Bức tường Berlin, từng được Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức gọi là “Tường thành bảo vệ chống phát xít” và bị người dân Cộng Hoà Liên Bang Đức gọi là “Bức tường ô nhục”. Nó là một phần của biên giới nội địa nước Đức , đã chia cắt phần Tây Berlin với phần phía đông của thành phố và với lãnh thổ của nước Cộng hòa Dân chủ Đức bao bọc xung quanh Tây Berlin, từ ngày 13 tháng 8 năm 1961 đến ngày 9 tháng 11 năm 1989.
Bức tường này là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của cuộc Chiến tranh Lạnh và của việc chia cắt nước Đức.
Khoảng 5000 người đã tìm cách vượt qua bức tường để sang Tây Berlin. Số người bị thiệt mạng khi vượt tường nằm trong khoảng từ 86 đến 200 người.
Từ 1949 cho đến 1961 khoảng 2,6 triệu người đã rời bỏ Đông Đức và Đông Berlin, trong số đó vẫn còn 47.433 người chạy trốn chỉ riêng trong hai tuần đầu của tháng 8 năm 1961.
Ngoài ra Tây Berlin cũng là cửa ngỏ đi đến phương Tây cho nhiều người Ba Lan và Tiệp Khắc .
Vì những người này thường là những người trẻ tuổi và được đào tạo tốt nên việc di dân này là mối đe dọa cho sức mạnh kinh tế của Đông Đức và cuối cùng là cho sự tồn tại của quốc gia này.
Từ ngày 1 tháng 6 năm 1952 dân cư trong Tây Berlin không còn được phép tự do vào Đông Đức.
Sau hơn 28 năm, bức tường sụp đổ trong đêm thứ Năm ngày 9 tháng 11, rạng sáng ngày thứ Sáu ngày 10 tháng 11 năm 1989.
Dẫn đến việc mở cửa bức tường về một mặt là các cuộc biểu tình tuần hành rộng lớn và yêu cầu tự do đi lại trong Đông Đức trước kia.
Vào thời gian cuối, hệ thống bảo vệ biên giới bao gồm:
Tường bê tông hay rào sắt cao khoảng từ 2 đến 3 mét. Dưới đất là hệ thống phát tín hiệu báo động khi chạm vào. Rào sắt cao hơn đầu người có gắn kẽm gai và dây báo động. Ngoài ra nhiều đoạn còn có chó đặc nhiệm, hào cản xe cơ giới và cản xe tăng, chỉ được hủy bỏ sau khi Tây Đức cho vay hằng tỉ đồng DM.
Đường đi có chiếu sáng về đêm cho lực lượng biên phòng. Tháp canh (tổng cộng 302 tháp vào năm 1989).
Theo TVD / Báo Điện tử Trí Thức Trẻ
© 2024 | Thời báo ĐỨC