Khi Đức quyết thoát khỏi sự phụ thuộc kinh tế vào Mỹ

Quan hệ giữa châu Âu và Đức với Mỹ có thể sẽ có những thay đổi nhất định khi Ngoại trưởng Đức Zigmar Gabriel lên tiếng kêu gọi Đức và châu Âu không chấp thuận các điều kiện do Mỹ đưa ra trong hợp tác kinh tế.

Khi Đức quyết thoát khỏi sự phụ thuộc kinh tế vào Mỹ - 0

Bộ trưởng Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel

Phát biểu tại Ủy ban Kinh tế Đức, Ngoại trưởng Đức Zigmar Gabriel đã lên tiếng kêu gọi châu Âu nói chung và Đức nói riêng “không được để nền kinh tế châu Âu và Đức phụ thuộc vào các điều kiện do Mỹ đưa ra” mà phải có các phản kháng nhất định. “Chúng ta ủng hộ cạnh tranh trung thực nhưng không có ý định sẽ phục tùng (Mỹ)”- Hãng thông tấn Reuters trích dẫn lời của Ngoại trưởng Zigmar Gabriel.

“Tôi cho rằng châu Âu không được phép để hiện thực hóa chiến lược của Mỹ mà trong khuôn khổ chiến lược này, chúng ta bị coi là đối thủ về kinh tế, và đôi khi là kẻ thù của Mỹ”- Ngoại trưởng Đức Zigmar Gabriel phát biểu tại Ủy ban Kinh tế Đức.

Theo ông Zigmar Gabriel, một điều rõ ràng không thể chấp nhận được là việc không chỉ các doanh nghiệp Nga mà cả các doanh nghiệp châu Âu đang chịu những thiệt hại đáng kể từ các lệnh cấm vận chống Nga của Mỹ. “Châu Âu cần phải phản kháng”- ông Zigmar Gabriel tuyên bố.

Theo Ngoại trưởng Đức, Đức không thể để xảy ra tình trạng các đảm bảo pháp lý cho nền kinh tế Đức chỉ được tuân thủ nếu như chấp nhận các điều kiện cạnh tranh do Mỹ đưa ra.

Đức và châu Âu không được quên đi các lợi ích của mình khi chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump với khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết” đang đi ngược lại với lợi ích của Đức và châu Âu. “Chúng ta ủng hộ cạnh tranh trung thực nhưng không có ý định sẽ phục tùng Mỹ”- ông Zigmar Gabriel thẳng thắn.

Ngoại trưởng Đức cũng lên tiếng chỉ trích các lệnh cấm vận mới chống Nga của Mỹ mà có thể làm thiệt hại đến lợi ích của các doanh nghiệp năng lượng Đức. Ông đưa ra lời đề nghị phối hợp với Liên Hợp Quốc để giải quyết cuộc xung đột giữa Nga với Ukraine. “Bản thân tôi tin tưởng rằng cuộc xung đột này có thể giải quyết được nhờ lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc”.

Ngay cả trong trường hợp chính Tổng thống Nga Putin đưa ra sáng kiến này thì sáng kiến này cũng không bị giảm đi tầm quan trọng. Điều quan trọng là phải thảo luận các điều kiện chi tiết trong quá trình tiến hành hoạt động này và Moscow cần phải thu được lợi ích nào đó từ vấn đề này. Việc giảm bớt các lệnh cấm vận chống Nga chính là một trong các yếu tố khuyến khích Nga thực hiện động thái này.

“Tôi cho rằng sẽ là không thực tế nếu cho rằng các lệnh cấm vận chỉ được dỡ bỏ nếu như Thỏa thuận Minsk được thực hiện đầy đủ”- Ngoại trưởng Đức khẳng định.

Nguồn: Infonet.vn


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày