Biểu tượng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Ảnh: Reuters
Theo báo cáo, thặng dư tài khoản vãng lai năm 2016 của Đức tính theo đồng USD là lớn nhất thế giới, và các chính sách nhằm thúc đẩy đầu tư công cũng như tư và giảm nhu cầu tiết kiệm cá nhân sẽ đẩy nhanh quá trình tái cân bằng cần thiết về thương mại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và các nước đối tác trong Liên minh châu Âu đã chỉ trích Đức trong vấn đề thặng dư thương mại, cho rằng điều đó đang tác động đến sự tăng trưởng và việc làm của các nền kinh tế nước họ.
Các nhà kinh tế của IMF hoan nghênh Đức trong việc quản lý tài chính công thận trọng, nhưng nhắc lại lời kêu gọi về việc thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư, tăng nguồn cung lao động và nâng cao năng suất.
IMF khuyến nghị giảm thuế cho người lao động để khuyến khích các doanh nghiệp tuyển dụng thêm nhân công cũng như cải cách lương hưu để khuyến khích người lao động làm việc lâu hơn, trong bối cảnh dân số già hóa là mối lo ngại chính của nền kinh tế Đức.
IMF cho rằng trong tương lai gần, nền kinh tế Đức sẽ tiếp tục vững ổn khi nhu cầu bên ngoài đối với hàng hóa của nước này khá cao bù cho việc giá cả tăng làm giảm tiêu dùng trong nước.
Tuy nhiên, thiết chế này cảnh báo các chính sách chống toàn cầu hóa của một số nước có thể tác động tiêu cực đến triển vọng dài hạn của kinh tế Đức./.
Vietnam+
© 2024 | Thời báo ĐỨC