BAMF là gì?
Vụ bê bối này xoay quanh Văn phòng Liên bang về Nhập cư và Người tị nạn, viết tắt là BAMF.
Văn phòng BAMF ở Bremen bị buộc tội cấp phép tị nạn cho hơn một ngàn người tị nạn từ năm 2013 đến năm 2016, những người đã nộp đơn xin tại các tiểu bang liên bang khác.
Các công tố viên ở Bremen hiện đang điều tra cựu giám đốc văn phòng Bremen, Ulrike B., và nhiều nhân viên khác vì nghi ngờ rằng họ đã nhận hối lộ.
Trong quá trình điều tra, vào tháng Tư, các công tố viên đã truy ra sáu bất động sản tư nhân và văn phòng của hai công ty luật. Trong khi vẫn chưa chắc chắn liệu nhân viên BAMF ở Bremen có nhận được tiền hay không, văn phòng luật sư ở Hildesheim được cho là đã nhận 1,000 euro để đảm bảo rằng phía Bremen đã đưa ra quyết định tích cực.
Sự chênh lệch về số người được cấp quyền tị nạn giữa các bang
Vụ bê bối đã làm người ta chú ý đến một hiện tượng kì lạ ở Đức: việc một người được cấp quyền tị nạn hay không phụ thuộc vào nơi người đó nộp đơn.
Các số liệu được công bố vào tháng 10 năm ngoái cho thấy những người tị nạn chính trị Iraq và Afghanistan có nhiều khả năng được cấp quyền tị nạn ở Bremen hơn là ở các bang như Brandenburg và Bavaria.
Ở Bremen, tỉ lệ thành công của những người xin tị nạn từ Iraq là 96,4% trong 6 tháng đầu năm 2017 - gần gấp đôi ở Berlin, nơi tỉ lệ này là 50,3%. Hơn nữa, 65% các đơn xin tị nạn từ Afghanistan đã thành công ở Bremen, trong khi 30,9 phần trăm người tị nạn Afghanistan đã thành công ở Brandenburg.
Bộ Nội vụ hiện đã quyết định xem xét kỹ hơn quy trình xin tị nạn ở mười tiểu bang nơi mà số đơn được cấp ở mức cao bất thường hoặc thấp bất thường. Khoảng 8.500 trường hợp được chọn ngẫu nhiên sẽ được kiểm tra.
Seehofer đã nói rằng sự cẩu thả hoặc làm việc quá sức dường như là lời giải thích sự cho sự chênh lệch. "Nhưng tôi nhấn mạnh đó chỉ là “có thể”. Chúng tôi đang làm tất cả để đảm bảo rằng mọi việc được sáng tỏ," ông nói hôm thứ Ba.
Vụ bê bối ảnh hưởng như thế nào đến BAMF?
Như thể vụ bê bối ở Bremen không đủ tồi tệ đối với uy tín của cơ quan tị nạn Đức, Spiegel hôm thứ Ba báo cáo rằng trụ sở của BAMF có thể biết về các hành vi bất hợp pháp cách đây một năm, nhưng đã cố gắng che đậy chúng.
Các nhà báo đã tìm thấy các email cho thấy rằng lãnh đạo BAMF, bà Jutta Cordt, đã được cảnh báo vào tháng 2 năm 2017 rằng những hành vi bất hợp pháp đang diễn ra.
Bà Jutta Cordt
Các quan chức lo ngại rằng việc xem xét quá nhiều trường hợp sẽ gây ra một vụ bê bối lớn và gây hại cho danh tiếng của BAMF.
Một nhân vật cấp cao của cơ quan này đã viết trong một email rằng "hãy hành động trong im lặng. Tôi không muốn tất cả các chi tiết được kiểm tra.”
BAMF cuối cùng đã điều tra nhà lãnh đạo Ulrike B. của Bremen hồi tháng 3 năm ngoái, nhưng sau khi áp dụng hình thức phạt tiền, họ đã để bà ta ở lại vị trí của mình. Chỉ khi các công tố viên công bố cuộc điều tra hồi tháng trước, Ulrike B. mới mất việc.
Một cuộc khảo sát do Die Welt công bố hôm thứ Hai cho thấy vụ bê bối đã ảnh hưởng lớn đến lòng tin của công chúng về chính quyền. Khoảng 80% số người được hỏi cho rằng niềm tin của họ đặt vào BAMF rất hạn chế.
Điều gì sẽ thay đổi ngay bây giờ?
Vụ bê bối đến vào lúc không thể tệ hơn đới với chính quyền Đức đương nhiệm. Trước Quốc hội trong cuộc bầu cử quốc gia năm ngoái, Đảng cực hữu Đức (AfD) đã dấy lên lo ngại rằng quy trình cấp tị nạn của Đức bị lạm dụng rộng rãi.
AfD, cùng với các đảng Dân chủ Tự do đã kêu gọi một cuộc điều tra của nghị viện về vụ việc.
Nhưng để tiến hành một cuộc điều tra, cần một phần tư các nghị sĩ cần bỏ phiếu ủng hộ. Điều đó khiến AfD và FDP cần phải thuyết phục một trong những phe phái khác trong Bundestag bỏ phiếu với họ.
Cho đến nay, không có bên nào khác quan tâm đến một cuộc điều tra. Thay vào đó, đảng Xanh đã kêu gọi lãnh đạo BAMF Cordt từ chức.
"Nếu người đứng đầu BAMF làm ngơ trước những sai phạm hoặc không xử lý chúng đúng cách, bà ấy không thể ở lại vị trí của mình", phát ngôn viên tị nạn cho Greens, Luise Amtsberg, cho biết.
Liên minh của đảng Dân chủ Xã hội và Công đoàn Kitô giáo cho đến nay phản đối lời kêu gọi điều tra và ủng hộ việc giải quyết trong nội bộ.
Seehofer cho biết hôm thứ Hai rằng ông sẽ điều tra vụ án "mà không quan tâm đến bất kì ai hay tổ chức nào."
"Tôi sẽ đưa ra quyết định trong những tuần tới có thể khiến BAMF phải chịu trách nhiệm. Có rất nhiều điều cần phải làm, không chỉ ở Bremen,” ông nói.
SPD cũng kêu gọi Seehofer hành động quyết quyết đoán.
“Chúng tôi cần một cơ quan tị nạn hoạt động tốt, có tổ chức”, Burkhard Lischka, phát ngôn viên trong nước cho đảng biết.
TAZ, một tờ báo nổi tiếng với những người ủng hộ ủng hộ người tị nạn, đã kêu gọi một cuộc điều tra công khai.
"BAMF sẽ trở thành cơ quan nguy hiểm nhất cho xã hội nếu nó có vấn đề," tờ báo đã viết vào thứ hai.
Tờ báo lo ngại đây không chỉ là vấn đề về những kẻ khủng bố hoặc tội phạm có thể đã lợi dụng chính quyền ở Bremen để thâm nhập vào đất nước, mà còn về sự chia rẽ, mất đoàn kết giữa mọi người với nhau.
Hồng Anh - Tạp chí NƯỚC ĐỨC
© 2024 | Thời báo ĐỨC