Báo cáo xếp hạng 46 quốc gia dựa trên một loạt các yếu tố, gồm các danh mục mới được thêm vào như lượng phát hành tiền ảo lần đầu (ICO) ở mỗi quốc gia, sự phổ biến trường hợp gian lận và tính khả dụng các khóa học tiền điện tử của các tổ chức hàng đầu.
Sự thay đổi vị trí thứ hạng của Đức diễn ra sau khi sàn giao dịch tiền điện tử KuCoin công bố một báo cáo vào tháng trước cho thấy 16% dân số Đức trong độ tuổi từ 18 đến 60 sở hữu tiền điện tử hoặc đã có những cuộc giao dịch tiền điện tử trong sáu tháng qua.
41% trong số các nhà đầu tư đó dự định mở rộng sự phân chia phạm vi tiền điện tử trong sáu tháng tới.
Tạp chí Capital của Đức lần đầu tiên báo cáo vào tháng 12 năm 2021 rằng các ngân hàng tiết kiệm đang nắm giữ hơn 1 nghìn tỷ euro của đất nước đang tìm cách cung cấp một chiếc ví giao dịch tiền điện tử. Theo Blockworks, báo cáo của Coincub đã cho rằng quyết định này là một sự phát triển “đột phá”, là tín hiệu cho sự công nhận của các tổ chức khác đối với tiền điện tử.
Theo Coincub, Singapore – quốc gia đã từng xếp thứ nhất trong danh sách – đã tụt xuống hạng hai do các quyết định của chính phủ về việc hạn chế các quảng cáo dịch vụ tiền điện tử và việc kìm hãm các máy ATM bitcoin.
Báo cáo cho rằng, Hoa Kỳ xếp hạng thứ ba trong số các quốc gia ‘thân thiện’ với tiền điện tử do các quyết định về việc ban hành loại tiền tệ này.
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất được xếp ở hạng 22, là một sự kiện bổ sung mới vào danh sách sau kế hoạch của họ để trở thành một trong những điểm nóng về tiền điện tử của thế giới.
Quốc gia cấm tiền điện tử, Trung Quốc, vẫn đứng cuối danh sách sau lệnh cấm giao dịch và khai thác tiền điện tử trên diện rộng.
Theo Blockworks, Giám đốc điều hành của Coincub cho biết trong một tuyên bố “Khi các sự kiện phát triển, chúng tôi không còn nằm trong phạm vi các quy định hay các con số thuần túy và ban hành các khía cạnh quan trọng khác để xác định mức độ phổ biến hoặc lâu dài của tiền điện tử trong một quốc gia.”
Nguồn: baophapluat.vn
© 2024 | Thời báo ĐỨC