Đức đang che giấu sự tồn tại của kho báu khổng lồ thế giới?

Phải chăng Đức đang che giấu sự tồn tại của kho báu khổng lồ mà phát xít Đức đã cướp được trong suốt cuộc chiến tranh thế giới thứ 2?

 

Sau tấn thảm kịch trên tàu Wilhelm Gustloff của Đức quốc xã xảy ra vào ngày 30/1/1945, trong chiến tranh thế giới lần thứ 2. Đã có không ít những tranh cãi về kho báu khổng lồ trên con tàu này.

 Đức đang che giấu sự tồn tại của kho báu khổng lồ thế giới? - 0

Tàu Wilhelm Gustloff vài ngày trước khi xảy ra thảm kịch.

Ngoài ra, có tin đồn cho rằng trong đó có cả Căn phòng Hổ phách nổi tiếng (ước tính trị giá khoảng 400 triệu USD) bị phát xít Đức cướp từ Cung điện Catherine khi vây hãm thành phố St. Petersburg.

Theo An ninh thế giới đưa tin, tàu du lịch Wilhelm Gustloff được cho là chở theo 64 hòm vàng trị giá 100 triệu bảng Anh (hơn 124 triệu USD) cùng nhiều tác phẩm hội họa, điêu khắc quý giá mà phát xít Đức cướp được ở nhiều nước châu Âu trong suốt chiến tranh thế giới lần thứ 2.

Ông Rudi Lange, nhân viên phòng vô tuyến điện của tàu và cũng là người may mắn sống sót cho biết: “Hai ngày trước khi khởi hành, hàng trăm lượt xe tải phủ bạt chạy đến, binh lính khiêng lên tàu những chiếc thùng rất nặng mà trưa hôm sau, tôi mới biết trong thùng toàn là vàng.

Những bức tranh quý được cắt ra khỏi khung, cuộn lại rồi nhét trong những ống bằng thép, những bức tượng bán thân hoặc nguyên cả hình hài được bọc bằng vải dầu, bên ngoài là lớp thùng gỗ, chằng buộc cẩn thận…”

 Đức đang che giấu sự tồn tại của kho báu khổng lồ thế giới? - 1

Hơn 10 nghìn hành khách chen chúc trên tàu Wilhelm Gustloff.

Trong những trại tập trung của phát xít Đức, đồ nữ trang, gọng kính, bút máy, vỏ đồng hồ bằng vàng, kể cả răng vàng của tù nhân Do Thái được nấu chảy, đúc thành từng khối. Danzig khi đó được coi là một kho trung chuyển trước khi vàng, kim cương, ngọc bích, ngọc lục bảo cùng các tác phẩm điêu khắc, hội họa biết mất trong những bộ sưu tập riêng của các tướng lĩnh và các ông trùm tài phiệt Đức.

Tất cả những loại hàng hóa này là kết quả của những vụ cướp bóc đã diễn ra trong suốt thời gian phát xít Đức xâm chiến quốc gia Đông Âu và một phần Liên Xô, chưa kể nó còn được chuyển về Danzing từ Pháp, Bỉ, Áo, Ai Cập.

Sau khi tấn thảm kịch đắm tàu xảy ra, cùng lời kể của ông Rudi Lange nhân chứng sự việc, người ta tin rằng sự mất tích vàng và những vật phẩm giá trị ở Danzig có liên quan đến những chiếc thùng nặng trên con tàu của Đức bị đánh chìm.

 Đức đang che giấu sự tồn tại của kho báu khổng lồ thế giới? - 2

Căn phòng Hổ phách được tái dựng tại Nga. (Ảnh: Reuters)

Nhiều thập niên sau, xuất hiện những lời đồn về một lô hàng bí mật trên con tàu khi nó bị đánh chìm.

Để kiểm tra các lời đồn, Phil Sayers và một đồng nghiệp thợ lặn đã lặn xuống biển để khảo sát xác tàu Wilhelm Gustloff vào năm 1988. Con tàu nằm ở độ sâu 50m và cách bờ biển Ba Lan khoảng 60km.

Tuy nhiên, khi hai người lặn tới nơi thì họ phát hiện mình không phải là người đầu tiên đến đây tìm kiếm. Sayer nói: “Rõ ràng đã có người lặn xuống đây lục lọi và đập phá xác tàu”, anh cho rằng có ai đó cũng đang muốn tìm kiếm kho báu ở đây.

 Đức đang che giấu sự tồn tại của kho báu khổng lồ thế giới? - 3

Phil Sayers bị cảnh sát Đức bắt giữ với hiện vật lấy được trên tàu Wilhelm Gustloff.

Cuối cùng, họ được phóng thích. Và ngay sau đó, theo yêu cầu từ chính phủ Đức, nhà chức trách Ba Lan đã thiết lập vùng cấm xâm phạm xung quanh địa điểm xác tàu Wihelm Gustloff chìm, đồng thời xem nơi đây là nghĩa địa chiến tranh. Các thợ lặn chỉ được phép tiếp cận khu vực nếu có giấy phép đặc biệt.Sau đó, anh cùng đồng nghiệp gỡ một ô cửa sổ thành tàu bị cháy ở buồng y tế để đưa lên bờ. Tuy nhiên, khi trở về cảng ở thành phố Kiel (Đức) họ đã bị bắt giữ và buộc tội ăn cắp xác tàu.

Những động thái của Đức có vẻ như khá nhạy cảm về việc một số người đến tìm hiểu và khám phá bí mật của kho báu chìm cùng con tàu Wihelm Gustloff.

Phải chăng, Đức đang che giấu sự tồn tại của kho báu này? Đây vẫn là câu hỏi với những ai đang ôm giấc mộng đổi đời từ kho báu độc nhất vô nhị trên thế gian này.

Theo Báo Đất Việt


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày