Đức 'bó tay' không thể trục xuất người tị nạn

Lãnh đạo bang Bayern đã chỉ trích chính quyền của bà Angela Merkel là "ảo tưởng vĩ đại" khi nghĩ có thể trục xuất hết những người tị nạn bất hợp pháp tới Đức.

Horst Seehofer, lãnh đạo đảng Liên minh Xã hội Kitô giáo Bayern (CSU) là đảng phái anh em với đảng Liên minh Dân chủ Kitô giáo Đức (CDU) cầm quyền của bà Merkel đã chỉ trích mạnh chính sách tị nạn của bà Thủ tướng Đức trong những năm qua.

Ông Seehofer nói rằng các quốc gia châu Âu cần phải tập trung nhiều nguồn lực để bảo vệ biên giới của họ hơn là quyết định cho người nhập cư tị nạn vào nước họ trước khi ra quyết định chính thức về số phận của những người này.

Lãnh đạo bang Bayern nói rằng một khi những người tị nạn đầy hy vọng có thể vào châu Âu, chính quyền sở tại sẽ "hầu như không thể" trục xuất họ về cố quốc được.

"Tôi nói với tư cách người có 9 năm kinh nghiệm làm Thủ hiến (bang Bayern). Sẽ là một ảo tưởng vĩ đại nếu nước Đức thành công trong vấn đề trục xuất người tị nạn. Có rất nhiều vụ kiện tại tòa án liên quan đến các vụ trục xuất. Trong hầu hết trường hợp, người tị nạn không có giấy tờ tùy thân và không có quốc gia nào chịu đứng ra nhận họ về. Những người khác thì "bắt rễ" ở đây và tìm thấy người có thể bảo lãnh họ ở lại. Đó là một thực tế ở Đức trong năm 2017 này", ông Seehofer nói.

Đức bó tay không thể trục xuất người tị nạn - 0

Nước Đức không thể đẩy người tị nạn ra khỏi biên giới của họ

Ông Seehofer là một người luôn chỉ trích chính sách nhập cư, tị nạn của chính quyền liên bang do bà Merkel dẫn đầu.

Năm ngoái, người đàn ông 68 tuổi này đã yêu cầu rằng nước Đức chỉ nên chấp nhận 200.000 đơn tị nạn một năm và đưa tất cả những người còn lại ra khỏi biên giới tới các nước láng giềng.

Mới đây, Đức đã trục xuất nhiều người nhập cư sang Hy Lạp để giảm bớt áp lực di cư với nước họ. Chính quyền Hy Lạp thì chỉ thông qua 382 yêu cầu tị nạn của người tị nạn đang sống ở Đức và các nước EU khác.

Theo quy chế Dublin của E được đưa ra hồi tháng 12.2016, người di cư phải xin tị nạn tại nước EU đầu tiên mà họ đặt chân đến. Điều này có nghĩa là Ý, Hy Lạp và Tây Ban Nha sẽ phải nhận nhiều người tị nạn hơn dù muốn hay không.

 

Nguồn: Motthegioi.vn


© 2024 | Thời báo ĐỨC



 

Bài liên quan

Thời báo Đức không chỉ là một ấn bản trực tuyến, đó là một cộng đồng. Theo dõi chúng tôi bạn sẽ thấy cuộc sống ở Đức hiện lên sinh động, chân thực và hấp dẫn mỗi ngày