Quang cảnh một phiên họp của Hạ viện Đức ở thủ đô Berlin. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Trước đó, Quốc hội liên bang Đức (Hạ viện) ngày 1/6/2017 đã nhất trí xóa bỏ điều khoản này.
Điều khoản trên được Chính phủ Đức cùng các cơ quan lập pháp xem xét bãi bỏ từ năm ngoái sau vụ việc liên quan tới danh hài người Đức, đồng thời là người dẫn chương trình truyền hình Jan Boehmermann, người đã làm một bài thơ châm biếm cay độc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.
Sau đó, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã nộp đơn kiện Boehmermann tội phỉ báng lãnh đạo nước ngoài theo luật pháp Đức. Trước sức ép từ Ankara, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã phải bật đèn xanh để cơ quan tư pháp vào cuộc điều tra khả năng phạm tội của danh hài Boehmermann.
Tuy nhiên, từ thời điểm này, Chính phủ Đức cũng như nhiều nhà lập pháp nước này đã kêu gọi xóa bỏ Điều 103 trong Bộ Luật Hình sự.
Với việc Hội đồng liên bang thông qua quyết định bãi bỏ điều 103, việc "miệt thị các tổ chức và đại diện nước ngoài", hay tội "phạm thượng" ở Đức không còn bị coi là phạm tội và bị trừng phạt nữa. Trước đó, người bị khép phạm tội này có thể đối mặt với tối đa 3 năm tù.
Theo Bộ trưởng Tư pháp Đức Heiko Maas, khái niệm "phạm thượng" trong Điều 103 đã quá lỗi thời và không còn phù hợp với hiện nay. Thủ tướng Merkel cũng từng tuyên bố nỗ lực hết sức để bãi bỏ điều này./.
TTXVN
© 2024 | Thời báo ĐỨC